BỆNH VIỆN DOANH NGHIỆP CVG

136 - 138 Vành Đai Tây, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Website: ceohcm.edu.vn

Hotline: 08 4242 4466

Email: cskh@ceohcm.edu.vn

cskh@ceohcm.edu.vn
Tìm kiếm

Cách xây dựng lộ trình phát triển doanh nghiệp bền vững

5/5 - (15 bình chọn)

Lộ trình phát triển doanh nghiệp là hành trình thay đổi từ kết quả của quá trình tìm cách trả lời cho bài toán làm sao để thực hiện công việc tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn theo từng ngày, từng tháng, từng năm,…

Vậy làm thế nào xây dựng lộ trình phát triển doanh nghiệp bền vững? Hãy cùng Học viện CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Phát triển doanh nghiệp là gì?

Phát triển doanh có thể được tóm tắt là ý tưởng, hoạt động và sáng kiến ​​mà chủ doanh nghiệp và ban quản lý thực hiện với mục tiêu làm cho doanh nghiệp trở nên tốt hơn. Điều này bao gồm tăng doanh thu, tăng trưởng về mặt mở rộng kinh doanh, tăng lợi nhuận bằng cách xây dựng quan hệ hợp tác chiến lược và đưa ra các quyết định kinh doanh chiến lược.

Khi xây dựng lộ trình phát triển doanh nghiệp, tùy thuộc vào ngành, nhiệm vụ hàng ngày của các nhà phát triển kinh doanh và các chiến lược mà họ sử dụng có thể khác nhau, nhưng sứ mệnh tổng thể vẫn giống nhau.

4 giai đoạn phát triển của vòng đời doanh nghiệp

Trước khi phát triển thành các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp đều trải qua vòng lặp từ thất bại, thành công rồi lại thất bại. Để bước đến đỉnh vinh quang  là điều không hề dễ dàng. Bởi vậy nên dưới đây chính là vòng đời doanh nghiệp phát triển mà mọi doanh nghiệp phải trải qua:

Xây dựng lộ trình phát triển doanh nghiệp bền vững

1. Giai đoạn xây dựng 

Giai đoạn xây dựng – giai đoạn đầu tiên của vòng đời doanh nghiệp là rủi ro nhất. Trong giai đoạn khởi nghiệp, đa số bạn đang dành phần lớn thời gian và công sức để xây dựng ý tưởng kinh doanh của mình thành hiện thực.

Vào thời điểm này doanh nghiệp phải cố gắng quảng bá về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Là một công ty khởi nghiệp, không có gì lạ khi phải cố gắng gấp bốn, gấp mười để đưa doanh nghiệp của mình đi vào hoạt động ổn định và phát triển.

2. Giai đoạn tăng trưởng

Đây là giai đoạn mà kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp đã bước đến cửa thành công. Khách hàng biết nhiều hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh thu của công ty đang trong giai đoạn tích cực. Sau khi kinh doanh được vài năm, doanh nghiệp sẽ trên đà này mà phát triển một cách nhanh chóng.  

Mặc dù đây là thời điểm vinh quang, thành công đầy trái ngọt nhưng là một nhà lãnh đạo bạn không thể ngủ quên trên chiến thắng. Ngay giai đoạn này, người quản lý cần phải hoạch đinh kế hoạch quản lý tăng trưởng thật tốt để duy trì hoạt động của công ty: 

  • Đặt ra một mục tiêu cụ thể để doanh nghiệp có thể phát triển có mục đích, biết cách điều vốn cũng như sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.
  • Duy trì nguồn vốn, vì nếu không có nó, doanh nghiệp sẽ không thể đứng vững và tồn tại.
  • Dự đoán về tương lai gần, tương lai xa để có phương pháp dự phòng phù hợp cho đúng hướng. 
  • Phải đảm bảo đủ nhân sự có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng trong giai đoạn này. 

3. Giai đoạn trưởng thành

Trong giai đoạn này hầu như các nhà khởi nghiệp đã trưởng thành trở thành một doanh nghiệp có thương hiệu mạnh. Doanh nghiệp có những khách trung thành riêng và sản phẩm của họ phát triển vô cùng mạnh mẽ trên thị trường mục tiêu của họ.

Ngay lúc này, doanh nghiệp đã có một dòng tiền mạnh và khả năng giải quyết nhanh các vấn đề có thể phát sinh. Tuy nhiên doanh nghiệp gặp phải một vấn đề thách thức chính là quá an toàn và chấp nhận trì trệ.

4. Giai đoạn sau trưởng thành

Đến giai đoạn này có thể một số công ty phải đối mặt với những biến động nhu suy thoái hay những tín hiệu tiêu cực, nhưng đây là một sự thật hiển nhiên không thể tránh khỏi trong vòng đời doanh nghiệp. 

Ở giai đoạn này của lộ trình phát triển doanh nghiệp nhà quản lý nên chú ý tới các dấu hiệu cho thấy sự trì trệ, suy thoái và phát triển một cách kém hiệu quả của công ty. Điều đó được thể hiện thông qua việc gãy dòng tiền, doanh thu liên tục đi xuống trong một thời gian dài khiến chính doanh nghiệp phải lo lắng về tài chính. Ở giai đoạn sau trưởng thành này, lãnh đạo phải đối mặt với một trong hai sự lựa chọn giữa bán và tái đầu tư.

Cách phát triển doanh nghiệp mới thành lập

Khởi nghiệp và bắt đầu một mô hình kinh doanh của riêng mình là điều mong ước của nhiều người, nhưng đây cũng là một bài toán khó để tìm ra lời giải.Vậy làm thế nào để phát triển một doanh nghiệp mới thành lập thành công. Hãy tham khảo cách phát triển doanh nghiệp mới thành lập bên dưới đây.

Xây dựng lộ trình phát triển doanh nghiệp bền vững

Bước 1: Xây dựng một kế hoạch Marketing

Trước khi thực hiện bất kỳ bước nào trong xây dựng lộ trình phát triển doanh nghiệp, nhà quản lý cần có một kế hoạch marketing và hãy coi nó như là kim chỉ nam chỉ đường cho doanh nghiệp.

Kế hoạch marketing sẽ giúp bạn đi từ vị trí hiện tại đến nơi bạn muốn.

Lãnh đạo cần lập kế hoạch marketing một cách chi tiết từ các thông tin đến cụ thể những việc doanh nghiệp cần làm để phát triển một cách hiệu quả nhất, bao gồm các thông tin như sau:

  • Khách hàng: Khách hàng mục tiêu của chính doanh nghiệp là ai? Một khi càng cụ thể về đối tượng mà doanh nghiệp đang cố gắng tiếp cận thì hoạt động marketing sẽ càng hiệu quả.
  • Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh của bạn trên thị trường là ai? Họ đang kết nối với khách hàng của bạn như thế nào? Càng biết nhiều về đối thủ cạnh tranh sẽ càng có sự chuẩn bị tốt hơn để định vị mình như một sự thay thế thích hợp hơn.
  • Chiến lược và mục tiêu tiếp thị: Bạn sẽ sử dụng những chiến lược tiếp thị nào để kết nối với khách hàng mục tiêu của mình? Mục tiêu của doanh nghiệp cho những chiến lược đó là gì? Nếu có sự không rõ ràng về những gì doanh nghiệp đang thực hiện trong kế hoạch, doanh nghiệp sẽ rất khó để đánh giá liệu chiến lược doanh nghiệp cuối cùng có thành công hay không.

Việc lên một kế hoạch marketing sẽ cho doanh nghiệp định hướng rõ ràng về cách phát triển doanh nghiệp mới thành lập của mình và sẽ đảm bảo các bước thực hiện đang đưa doanh nghiệp đến gần hơn với mục tiêu mà họ đã đặt ra.

Bước 2: Mở rộng sự hiện diện bằng Digital Marketing

Digital Marketing luôn là một phần quan trọng trong lộ trình phát triển một doanh nghiệp nhỏ.

Tối ưu hóa trang web: Tất cả những người truy cập trang web của bạn đều là khách hàng tiềm năng. Vì vậy, trang web là một nơi tuyệt vời để bắt đầu xây dựng lộ trình phát triển doanh nghiệp, hãy việc tìm kiếm cách thu hút khách hàng và thúc đẩy sự phát triển trang web của doanh nghiệp. 

Tham gia mạng xã hội:  Một cách để kết nối với khách hàng mới, thúc đẩy mối quan hệ và phát triển doanh nghiệp là phương tiện tuyền thông xã hội. Khởi đầu bằng cách tạo nội dung và trò chuyện trên các nền tảng mà khách hàng của chính doanh nghiệp bạn sử dụng nhiều nhất và khuyến khích những người theo dõi trên mạng xã hội để tương tác với doanh nghiệp của bạn.

Quảng cáo trên các trang mạng xã hội: Nếu doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu đến với những khách hàng mới, thì quảng cáo trên mạng xã hội chính là một giải pháp tuyệt vời. Bởi vì các nền tảng quảng cáo trên các nền tảng như Quảng cáo Facebook, Instagram, Tiktok, …) cho phép tùy chỉnh, điều chỉnh và nhắm mục tiêu quảng cáo của mình, hãy đảm bảo thương hiệu của bạn xuất hiện trước những người có nhiều khả năng chuyển đổi thành khách hàng nhất.

Bước 3: Tìm kiếm cơ hội hợp tác

Hợp tác với các doanh nghiệp khác không phải là đối thủ cạnh tranh có thể là một cách tuyệt vời để đưa thương hiệu của doanh nghiệp đến với khách hàng mới và phát triển doanh nghiệp.

Bước 4: Xây dựng và thử nghiệm các chiến lược tiếp thị

Không có giải pháp chung cho tất cả mọi người về cách phát triển một doanh nghiệp nhỏ. Vì vậy, hãy thử nghiệm với các chiến lược khác nhau cho đến khi bạn tìm thấy những gì phù hợp với doanh nghiệp và khách hàng của mình.

Bước 5: Khai thác lượng khách hàng hiện tại

Khai thác lượng khách hàng hiện tại là một cách tuyệt vời để kết nối với khách hàng mới và phát triển doanh nghiệp. Đây là một công cụ giúp bạn tăng trưởng doanh số.

Nhờ khách hàng hiện tại giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến bạn bè và gia đình của họ. Xác định những khách hàng trung thành nhất của chính doanh nghiệp và nhờ họ viết bài review cho trang web của doanh nghiệp.

Khách hàng hiện tại của bạn sẽ không giúp bạn phát triển doanh nghiệp của mình mà không cần gì, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đang cung cấp cho họ các ưu đãi để đổi lấy giới thiệu, đánh giá tích cực trên mạng xã hội.

Mỗi một doanh nghiệp đều có những cách thức khác nhau để tồn tại và phát triển. Vào những giai đoạn khác nhau của vòng doanh nghiệp cần lộ trình phát triển doanh nghiệp khác nhau. Bài viết đã khái quát về cách phát triển doanh nghiệp mới thành mà bạn có thể xem xét và áp dụng với chính doanh nghiệp của mình.

Thấu hiểu nỗi đau của các Startup trẻ, Học viện CEO Miền Nam mang đến Bộ khóa học Khởi nghiệp gồm 2 chương trình Xây dựng bản đồ khởi nghiệp Startup” và “Giám đốc Khởi nghiệp Beginner – Bản đồ xây dựng lộ trình Startup cho các nhà khởi nghiệp tương lai.

Tham gia Bộ khóa học, bạn được gì?

  • Nhìn rõ hành trình của Doanh nghiệp Startup trong tương lai.
  • Giúp hoạch định, tinh gọn bộ máy của Startup.
  • Dễ dàng lựa chọn được thị trường, phân khúc thị trường, sản phẩm phù hợp trong thời gian đầu xây dựng doanh nghiệp.
  • Nhanh chóng cân bằng được năng lực quản trị và tài chính.
  • Phương pháp chọn đúng người, đúng thời điểm, giữ chân nhân tài.

Giảng viên hướng dẫn

Toàn bộ chương trình được thầy Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam Holding, người đang vận hành 15 công ty con tự động hóa hướng dẫn và đào tạo trực tiếp.

Chương trình chắc chắn sẽ là hành trang vững chắc giúp giảm thiểu rủi ro tối đa cho các nhà Startup.

Button Dang Ky Ngay Ceo Ho Chi Minh Holding

Bên cạnh Bộ khóa học Khởi nghiệpHọc viện CEO Miền Nam còn rất nhiều chương trình huấn luyện khác như CEO Quản trị 4.0CEO Master – Bác sĩ doanh nghiệpChuyển hóa Tâm thức,…

Để tham khảo thêm thông tin về khóa học, đừng ngại liên hệ ngay hotline 08 4242 4466 của Học viện CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ tốt nhất.

————————————————

Học viện CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh đã có mặt trên các kênh, bạn hãy đón xem trên các nền tảng:

————————————————

HỌC VIỆN CEO VIỆT NAM – CVG Hồ Chí Minh

Đồng hành cùng Doanh nghiệp

  • Tòa nhà Worklabs – Số 64 Bà Huyện Thanh Quan, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
  • Hotline: 08 4242 4466
  • Website: www.ceohcm.edu.vn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

TRƯỞNG THÀNH LÀ MỘT HÀNH TRÌNH CẦN MỘT NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG TỐT