Thuật ngữ thẻ điểm cân bằng (BSC) đang trở nên phổ biến, thẻ điểm cân bằng giúp doanh nghiệp quản lý dựa trên bộ chỉ số đo lường tốt hơn và hiệu quả hơn so với chỉ dựa vào chỉ số tài chính đơn thuần.
Mức độ hiệu quả của BSC đã giúp nó nhanh chóng nhận được sự tin cậy của các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Vậy bạn đã hiểu thẻ điểm cân bằng là gì chưa? Hãy cùng Học Viện CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Thẻ điểm cân bằng là gì ?
Thuật ngữ thẻ điểm cân bằng( Balanced Scorecard- BCS) là một hệ thống quản lý tình hình doanh nghiệp dựa trên các kết quả đo lường, tính toán và đánh giá. Thẻ điểm cân bằng là công cụ để chuyển hóa các chiến lược và tầm nhìn của doanh nghiệp thành các chỉ tiêu đánh giá, mục tiêu và hoạt động cụ thể để triển khai chiến lược.
4 khía cạnh của thẻ điểm cân bằng
Nhà quản lý đánh giá doanh nghiệp thông qua các khía cạnh sau:
- Khía cạnh khách hàng: Tỷ lệ khách hàng phản hồi, cảm nhận về chúng ta như thế nào?
- Khía cạnh quy trình nội bộ: Quy trình của chúng ta đang bị yếu và thiếu ở đâu và phải cải thiện như thế nào?
- Khía cạnh đổi mới và đào tạo: Chúng ta có cần cải tiến hay tạo ra giá trị nào đối với doanh nghiệp và nhân viên không?
- Khía cạnh tài chính: Chủ tịch, giám đốc, các cổ đông đánh giá như thế nào về tình hình doanh nghiệp?
Vai trò của thẻ điểm cân bằng trong doanh nghiệp
Thẻ điểm cân bằng thường được dùng trong quá trình hoạch định chiến lược nhằm đảm bảo các công việc triển khai được liên kết với chiến lược và tầm nhìn chính của doanh nghiệp.
BCS giúp đáp ứng nhu cầu của các nhà quản trị ở các khía cạnh sau:
- Tăng cường sự liên kết và giao tiếp nội bộ: Là cơ sở thống kê các yếu tố trong chiến lược của doanh nghiệp thành báo cáo tổng thể hướng đến khách hàng, rút ngắn thời gian phản hồi trong nội bộ, nâng cao khả năng làm việc nhóm, quản lý dài hạn nguồn dữ liệu tránh mất dữ liệu.
- Lập ra kế hoạch chiến lược hiệu quả hơn: Tính toán các chỉ số để vận hành, quản lý. Giúp cho việc đánh giá hiệu quả trở nên dễ dàng cho nhà quản trị.
- Cải thiện, báo cáo hiệu suất: Giảm tải những báo cáo không có tính hệ thống và ở nhiều nơi khác nhau giúp đảm bảo sự thống nhất nội bộ. Từ nó nâng cao hiệu suất làm việc của doanh nghiệp.
Quy trình xây dựng thẻ điểm cân bằng (BSC) với 4 bước đơn giản
Quy trình xây dựng thẻ điểm cân bằng có thể thay đổi tùy thuộc vào mục đích sử dụng và ngành nghề áp dụng. Tuy nhiên cách thức xây dựng quy trình cũng phải dựa trên các bước sau:
1. Thiết lập Mục tiêu chiến lược
Mục tiêu chiến lược là những quyết định, dấu mốc, những kết quả cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được trong khoảng thời gian nhất định hoặc theo từng kỳ mà chiến lược đặt ra, nhằm đảm bảo sự thành công tầm nhìn và sứ mạng của doanh nghiệp.
Tùy theo quy mô của mỗi doanh nghiệp mà một thẻ điểm cân bằng có thể chứa các khoảng mục tiêu khác nhau ( Ví dụ: thẻ điểm cân bằng chứa từ 5 – 24 mục tiêu). Việc thiết lập số lượng mục tiêu đúng và đủ là rất quan trọng, bởi nó giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào các vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp muốn đạt được.
2. Thước đo KPI
KPI được dùng để đo lường và đánh giá hiệu quả của một hoạt động, dự án, chiến lược hay hoạt động của tổ chức.
Thước đo KPIs được thiết kế để đo lường một số chỉ số cụ thể và định lượng tiến trình và mức độ hoàn thành. Các KPIs thường được xác định dựa trên các mục tiêu kinh doanh của tổ chức hoặc bộ phận, và được phát triển để đo lường sự tiến bộ của một tổ chức đối với các mục tiêu này.
3. Mục tiêu hiệu suất
Mục tiêu hiệu suất chính là mục tiêu cho từng KPI theo thẻ điểm cân bằng mà doanh nghiệp đã đặt ra cho chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Và cuối cùng đó là ra những con số để nhà quản trị có thể đánh giá toàn bộ chiến lược của doanh nghiệp.
4. Theo dõi, duy trì, cải tiến Thẻ điểm cân bằng
Khi áp dụng Thẻ điểm cân bằng vào mô hình doanh nghiệp thì toàn bộ hệ thống nhân viên sẽ xem được các mục tiêu chính của doanh nghiệp ở những cấp bậc khác nhau. Và thực hiện trên trong một hệ thống giúp cho nhà quản trị dễ dàng theo dõi, quan sát mức độ triển khai chiến lược đề ra.
Khi áp dụng Thẻ điểm Cân bằng, doanh nghiệp sẽ gặp những khó khăn nhất định do chưa quen với công cụ quản lý mới, những tiêu chí đánh giá cụ thể bị hiểu sai hoặc triển khai không chính xác nguyên nhân.
>> Xem thêm: 6 bước đơn giản để xây dựng BSC hiệu quả cho doanh nghiệp
Thấu hiểu những nổi khó khăn đó, Học viện CEO Việt Nam CVG – Hồ Chí Minh mang đến Khóa học CEO Quản Trị 4.0 do thầy Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam Global, người đang vận hành 15 công ty con tự động hóa hướng dẫn và đào tạo trực tiếp, giúp lãnh đạo có cái nhìn tổng thể hơn về xây dựng cơ chế khoán cho phòng nhân sự.
Những chương trình này sẽ là nền tảng vững chắc giúp chủ doanh nghiệp phát triển và vận hành công ty thành công hơn.
Bên cạnh Bộ khóa học CEO Quản Trị 4.0, Học viện CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh còn rất nhiều chương trình huấn luyện khác như CEO Master – Bác sĩ doanh nghiệp, Bộ khóa học Khởi nghiệp Start Up, Chuyển hóa Tâm thức,…
Để tham khảo thêm thông tin về khóa học, hãy liên hệ ngay hotline 08 4242 4466 của Học viện CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ tốt nhất.
—————————————
Học viện CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh đã có mặt trên các kênh, bạn hãy đón xem trên các nền tảng:
- Facebook: https://fb.com/HocVienCEOMienNam
- Website: https://ceohcm.edu.vn/
- Tiktok: https://tiktok.com/@ceohochiminh
—————————————
HỌC VIỆN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Đồng hành cùng Doanh nghiệp
- Tòa nhà Worklabs – Số 64 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
- Hotline: 08 4242 4466
- Website: www.ceohcm.edu.vn