BỆNH VIỆN DOANH NGHIỆP CVG

136 - 138 Vành Đai Tây, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Website: ceohcm.edu.vn

Hotline: 08 4242 4466

Email: cskh@ceohcm.edu.vn

cskh@ceohcm.edu.vn
Tìm kiếm

BSC – Thẻ điểm cân bằng trong doanh nghiệp (Phần 1): Mặt trận tài chính – CEO Hồ Chí Minh Holding

5/5 - (12 bình chọn)

Hiện nay, việc quản lý doanh nghiệp không chỉ dựa vào chỉ số tài chính, mà còn phụ thuộc vào rất nhiều các chỉ số khác nhau. Các chủ doanh nghiệp cũng rất cần cho mình những chỉ số đo lường tốt hơn và hoàn thiện hơn. Chính vì lẽ đó, BSC ra đời như một công cụ đắc lực giúp nhà quản trị quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn. Vậy BSC là gì? Vai trò của BSC trong doanh nghiệp như thế nào? Cùng CEO Hồ Chí Minh Holding tìm hiểu nhé.

1. BSC là gì?

BSC, viết tắt của từ Balanced Score Card, nghĩa là thẻ điểm cân bằng trong doanh nghiệp. BSC là một hệ thống quản trị chiến lược dựa vào kết quả đo lường và đánh giá. BSC được nhiều tổ chức kinh doanh sử dụng, làm phương pháp chuyển đổi chiến lược thành mục tiêu và hoạt động cụ thể.

2. Các mặt trận cơ bản trong BSC

Trong BSC có 4 mặt trận cơ bản sau:

  • Mặt trận tài chính: Lợi mình (mình là chủ đầu tư).
  • Mặt trận nhân sự: Lợi người (là những người tham gia vào quá trình vận hành doanh nghiệp).
  • Mặt trận quy trình và đầu tư: để mang lại giá trị cho khách hàng.
  • Mặt trận khách hàng mục tiêu.
Hệ thống thẻ điểm cân bằng doanh nghiệp BSC
Hệ thống thẻ điểm cân bằng doanh nghiệp BSC

Mặt trận tài chính

Việc đầu tiên khi triển khai doanh nghiệp bạn nghĩ đến là gì? Khi bắt đầu kinh doanh, chắc hẳn tất cả chúng ta đều sẽ nghĩ đến lợi ích của bản thân đầu tiên. Mở doanh nghiệp cần phải có tiền và sinh ra tiền, đây là một trong những yếu tố trong Mặt trận Tài chính.

Nếu mục đích mở doanh nghiệp của bạn là để trao đi yêu thương, phi lợi nhuận thì hệ thống BSC không dành cho bạn.

Vậy nếu bạn mở doanh nghiệp để kiếm tiền thì bản chất bạn cần quan tâm điều gì trong mặt trận tài chính?

Mặt trận tài chính trong hệ thống BSC
Mặt trận tài chính trong hệ thống BSC

Những điều bạn phải quan tâm đầu tiên là Doanh số và Chiết khấu Thương mại cho đối tác hoặc cho khách hàng. Phần còn lại là Doanh thu. Sau khi có Doanh thu, lấy Doanh thu trừ đi Chi phí, cuối cùng sẽ có một khoản Lợi nhuận.

Hạng mục Tổng mức Đầu tư trong Mặt trận Tài chính
Hạng mục Tổng mức Đầu tư trong Mặt trận Tài chính

Ví dụ:

Doanh số = Giá bán niêm yết x Số lượng hàng bán

Sau khi bán cho đối tác thì phải có một khoảng chi phí cho họ gọi là Chiết khấu Thương mại.

Phần còn lại chúng ta thu về gọi là Doanh thu.

Sau đó lấy Doanh thu – Chi phí = Lợi nhuận.

Lợi nhuận thể hiện cho việc kinh doanh có lãi hay không. Tuy nhiên liệu bạn đã có thể thu về phần “Lợi nhuận” này hay chưa?

Nếu bạn bỏ vốn ra 10đ để mua su hào, sau đó bán ra với Giá 12đ, thu về Lợi nhuận 2đ. Nhưng khi mua khách hàng lại muốn nợ bạn 3đ. Vậy thì bạn đã bị hụt vốn. Cuối cùng, càng bán càng hết tiền, càng kinh doanh càng lỗ, mặc dù lợi nhuận trên giấy tờ vẫn có.

Từ đó bạn lại phải quan tâm đến Dòng tiền. Nghĩa là nếu bạn có Lợi nhuận, nhưng Công nợ và Tồn kho càng ngày càng nhiều thì Dòng tiền sẽ bị mất đi. Vì vậy, cần phải kiểm soát được hạn mức công nợ và tồn kho của doanh nghiệp.

Hạng mục Lợi nhuận Kỳ vọng trong Mặt trận Tài chính
Hạng mục Lợi nhuận Kỳ vọng trong Mặt trận Tài chính

Sau khi Lợi nhuận và Dòng tiền đã ổn, việc tiếp theo bạn cần quan tâm đến chính là Thời gian thu hồi vốn.

  • Hội đồng cổ đông sẽ thống nhất với nhau Trích quỹ đầu tư như thế nào từ lợi nhuận?
  • Hội đồng cổ đông sẽ thống nhất với nhau Trích quỹ dự phòng như thế nào từ lợi nhuận?
  • Hội đồng cổ đông sẽ thống nhất với nhau Trích quỹ thưởng như thế nào từ lợi nhuận?
  • Còn lại hội đồng cổ đông chia cổ tức bao nhiêu phần trăm?
Hạng mục Thời gian Thu hồi Vốn trong Mặt trận Tài chính
Hạng mục Thời gian Thu hồi Vốn trong Mặt trận Tài chính

Tuy nhiên, từ đây sẽ có vấn đề phát sinh khi tài chính không cân bằng với “lòng tham của cổ đông” thì ngay lập tức sẽ nảy sinh mâu thuẫn.

Mâu thuẫn đầu tiên chính là mâu thuẫn về lợi nhuận. Ví dụ, nếu người điều hành doanh nghiệp chấp nhận mức lợi nhuận là 20% trên tổng vốn đầu tư, trong khi các cổ đông còn lại lại mong muốn lợi nhuận đến 60% thì lúc này hội đồng cổ đông sẽ xảy ra vấn đề bất đồng và lục đục.

Lúc này chắc chắn doanh nghiệp sẽ đi xuống và có nguy cơ thất bại vì hội đồng cổ đông bị chia tách, không thống nhất. Vì vậy, để vấn đề này không xảy ra, Tỷ suất lợi nhuận phải cân bằng với lòng tham cổ đông.

Mâu thuẫn tiếp theo là mức độ khẩn cấp về tiêu tiền của mỗi người là khác nhau.

Ví dụ: Tôi cần phải xây cho gia đình một cái nhà, thì cần phải chi tiền ngay. Nhưng với người đã đủ tiền rồi, xây được nhà cho gia đình rồi, mua được xe hơi cho vợ rồi thì họ sẽ không có nhu cầu mang tiền về nữa và muốn dùng tiền để đầu tư cho việc khác.

Tương tự, 1 cổ đông cảm thấy đã có đủ tài chính, không cần dùng đến phần lợi nhuận thu về và muốn dùng nó để trích quỹ đầu tư và không cần chia cổ tức. Trong khi 1 nhóm cổ đông khác có mức độ khẩn cấp về tiêu tiền nhiều hơn lại muốn được chia cổ tức.

Lúc này chắc chắn sẽ sinh ra cãi nhau giữa các cổ đông.

Vậy vấn đề ở đây là mức độ hưởng thụ của các cổ đông là khác nhau. Vì vậy, là người kinh doanh mở doanh nghiệp, bạn phải cân bằng về mức độ mong muốn tiêu tiền của các cổ đông.

Một trong những phương pháp để cân bằng đó là khi lựa chọn cổ đông hãy tìm được người phù hợp và thống nhất cùng về mức độ mong muốn tiêu tiền như thế nào trước. Đồng thời, trước khi góp vốn, hãy thẩm định con người thật kỹ.

Tóm lại, Mặt trận Tài chính của Doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Doanh nghiệp phải có lợi nhuận.
  • Dòng tiền không bị gãy.
  • Thống nhất giữa các cổ đông hàng năm về trích quỹ đầu tư, trích quỹ dự phòng, trích quỹ thưởng, chia cổ tức.
  • Thống nhất mức độ tiêu tiền của cổ đông.

Trên đây là một trong những khía cạnh trong chuỗi bài học BSC – Thẻ điểm cân bằng trong doanh nghiệp được thầy CEO Ngô Minh Tuấn đào tạo trong khóa học CEO Quản trị 4.0.

Khóa học CEO Quản trị 4.0 tại CEO Hồ Chí Minh Holding là chương trình huấn luyện cấp cao, giúp chủ doanh nghiệp thay đổi tư duy và vận hành doanh nghiệp phát triển vượt bậc.

Tham gia khóa học, bạn được gì?

  • Xây dựng được toàn diện hệ thống các thông số để kiểm soát sức khỏe doanh nghiệp.
  • Xây dựng được tư duy sử dụng nhân sự như thế nào.
  • Có tư duy sử dụng hệ thống ng cụ kiểm soát mục tiêu của doanh nghiệp để đưa ra các phương án thực hiện chiến lược phát triển doanh nghiệp trên cơ sở hệ thống thông số thay vì cảm xúc và phán đoán.

Và nhiều những kiến thức khác được biên soạn và đào tạo trực tiếp từ thầy CEO Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam Holding.

Khóa học phù hợp với những ai?

  • Giám đốc điều hành: Học để làm.
  • Chủ tịch HĐQT: Học để thẩm định và phối hợp.
  • Giám đốc sản xuất, Giám đốc kinh doanh, Giám đốc Nhân sự, Giám đốc Tài chính, Kế toán trưởng: Học để hiểu, thực hiện và phối hợp:

Bên cạnh khóa học CEO Quản Trị 4.0CEO Hồ Chí Minh Holding còn rất nhiều chương trình huấn luyện khác như Giám Đốc Kinh DoanhCEO Master – Bác Sĩ Doanh NghiệpGiám Đốc Marketing,…

Để tham khảo thêm thông tin về khóa học, đừng ngại liên hệ ngay hotline 0902 509 005 của CEO Hồ Chí Minh Holding để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ tốt nhất nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

TRƯỞNG THÀNH LÀ MỘT HÀNH TRÌNH CẦN MỘT NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG TỐT