BỆNH VIỆN DOANH NGHIỆP CVG

136 - 138 Vành Đai Tây, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Website: ceohcm.edu.vn

Hotline: 08 4242 4466

Email: cskh@ceohcm.edu.vn

cskh@ceohcm.edu.vn
Tìm kiếm

Tìm hiểu chức năng của từng bộ phận trong doanh nghiệp

5/5 - (7 bình chọn)

Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận trong doanh nghiệp sẽ khác nhau, nhưng lại có sự liên kết, cùng phối hợp để đảm bảo công ty vận hành một cách nhịp nhàng.

Vậy trong một công ty thường có những bộ phận nào và chức năng của từng bộ phận là gì? Cùng Học viện CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh tìm hiểu ngay.

Tìm hiểu chức năng của từng bộ phận trong doanh nghiệp

Các bộ phận trong công ty là gì?

Các bộ phận trong công ty là các đơn vị riêng biệt của một công ty, thường được thiết lập dọc theo dòng sản phẩm hoặc địa lý. Nếu các bộ phận này đều thuộc cùng một công ty thì công ty đó phải chịu trách nhiệm pháp lý về mọi nghĩa vụ và khoản nợ của các bộ phận.

Dù chức năng của từng bộ phận trong doanh nghiệp là riêng biệt và công việc cũng khác nhau nhưng các bộ phận trong công ty có mối quan hệ phụ thuộc, hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc để hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Sơ đồ tổ chức và chức năng các phòng ban

Tuỳ vào lĩnh vực, ngành nghề mà mỗi công ty sẽ có số lượng bộ phận khác nhau. Sau đây là sơ đồ tổ chức và chức năng các phòng ban trong doanh nghiệp.

Tìm hiểu chức năng của từng bộ phận trong doanh nghiệp

Chủ tịch hội đồng quản trị

  • Lên được ý tưởng chiến lược đầu tiên là sự mệnh – muốn cung cấp sản phẩm gì cho thị trường và tầm nhìn – cung cấp bao nhiêu và dung lượng như thế nào.
  • Xác định số tiền đầu tư để xây dựng toàn bộ cơ cấu tổ chức dựa trên sứ mệnh và tầm nhìn của công ty.
  • Người quản lý vốn cho hội đồng cổ đông, xem xét lợi nhuận của toàn bộ doanh nghiệp, xem xét CEO vận hành như thế nào có đảm bảo được dòng tiền lợi nhuận hay không, cân đối giữa lợi nhuận doanh nghiệp và CEO.

CEO

  • Chịu trách nhiệm chung trước nhà đầu tư, chịu trách điều phối tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp, kết nối các bộ phận sau cho chạy nhịp nhàng.
  • Có khả năng thẩm định các giám đốc khác để thực hiện chiến lược của hội đồng quản trị.

Giám đốc nhân sự

  • Xây dựng toàn bộ cơ cấu tổ chức – ‘tạo ra luật chơi và tìm được người chơi’ để đảm bảo mang sản phẩm đến với thị trường theo dung lượng mong muốn 

Giám đốc kinh doanh

  • Lập kế hoạch để mang sản phẩm đến thị trường
  • Nhiệm vụ cuối cùng của Giám đốc doanh nghiệp là doanh thu, công nợ, chi  phí vận hành trong bộ phận kinh doanh.

Giám đốc nghiên cứu thị trường

  • Phát triển sản phẩm mới dựa trên sứ mệnh, tầm nhìn của công ty và nghiên cứu tìm thêm nhà cung cấp.

Giám đốc sản xuất

  • Tạo ra sản phẩm, hoặc mua sản phẩm về theo định hướng sứ mệnh của công ty.

Giám đốc tài chính

  • Kiểm soát hạn mức tài chính toàn bộ về mặt hệ thống doanh thu và phân bổ hệ thống doanh thu sao cho phù hợp

Mỗi bộ phận, mỗi người sẽ chịu một phần công việc và trách nhiệm hoàn thành công việc của mình để phối hợp cho tốt để tạo ra giá trị chung cho doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp không có phòng ban nào là không quan trọng. Vì vậy, nhà quản trị phải hiểu rõ chức năng của từng bộ phận trong doanh nghiệp để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng.

Tầm quan trọng của cơ cấu tổ chức

Tìm hiểu chức năng của từng bộ phận trong doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào đang phát triển, cung cấp hướng dẫn và sự rõ ràng về các vấn đề nguồn nhân lực.

  • Cơ cấu tổ chức cung cấp hướng dẫn cho tất cả nhân viên bằng cách đặt ra các mối quan hệ báo cáo chính thức chi phối quy trình làm việc của công ty. Một sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty giúp dễ dàng bổ sung các vị trí mới trong công ty, cung cấp một phương tiện linh hoạt và sẵn sàng cho sự phát triển của doanh nghiệp.
  • Nếu một doanh nghiệp không có cơ cấu tổ chức, nhân viên có thể khó biết họ cần báo cáo với ai trong các tình huống khác nhau và có thể trở nên không rõ chính xác ai là người chịu trách nhiệm cuối cùng về việc gì.

Cơ cấu tổ chức cải thiện hiệu quả hoạt động bằng cách cung cấp sự rõ ràng cho nhân viên ở tất cả các cấp của công ty. Bằng cách quan tâm đến cơ cấu tổ chức, chức năng của từng bộ phận để có thể hoạt động giống như những cỗ máy được bôi dầu tốt hơn.

Thấu hiểu nỗi đau của các Startup trẻ, Học viện CEO Việt Nam CVG Hồ Chí Minh mang đến Bộ khóa học Khởi nghiệp gồm 2 chương trình “Xây dựng bản đồ khởi nghiệp Startup” và “Giám đốc Khởi nghiệp Beginner“ – Bản đồ xây dựng lộ trình Startup cho các nhà khởi nghiệp tương lai.

Tham gia Bộ khóa học, bạn được gì?

  • Nhìn rõ hành trình của Doanh nghiệp Startup trong tương lai.
  • Giúp hoạch định, tinh gọn bộ máy của Startup.
  • Dễ dàng lựa chọn được thị trường, phân khúc thị trường, sản phẩm phù hợp trong thời gian đầu xây dựng doanh nghiệp.
  • Nhanh chóng cân bằng được năng lực tài chính và quản trị.
  • Phương pháp chọn đúng người, đúng thời điểm, giữ chân nhân sự.

Giảng viên hướng dẫn

Toàn bộ chương trình được thầy Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam Global, người đang vận hành 15 công ty con tự động hóa hướng dẫn và đào tạo trực tiếp.

Chương trình chắc chắn sẽ là hành trang vững chắc giúp giảm thiểu rủi ro tối đa cho các nhà khởi nghiệp.

Bên cạnh Bộ khóa học Khởi nghiệp, Học viện CEO Việt Nam CVG Hồ Chí Minh còn rất nhiều chương trình huấn luyện khác như CEO Quản trị 4.0, CEO Master – Bác sĩ doanh nghiệp, Chuyển hóa Tâm thức,…

Nút Đăng ký ngay

Để tham khảo thêm thông tin về khóa học, đừng ngại liên hệ ngay hotline 08 4242 4466 của Học viện CEO Việt Nam CVG Hồ Chí Minh để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ tốt nhất.

————————————————-

Học viện CEO Việt Nam CVG Hồ Chí Minh đã có mặt trên các kênh, bạn hãy đón xem trên các nền tảng:

————————————————-

HỌC VIỆN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH

Đồng hành cùng Doanh nghiệp

  • Tòa nhà Worklabs – Số 64 Bà Huyện Thanh Quan, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
  • Hotline: 08 4242 4466
  • Website: www.ceohcm.edu.vn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

TRƯỞNG THÀNH LÀ MỘT HÀNH TRÌNH CẦN MỘT NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG TỐT