BỆNH VIỆN DOANH NGHIỆP CVG

136 - 138 Vành Đai Tây, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Website: ceohcm.edu.vn

Hotline: 08 4242 4466

Email: cskh@ceohcm.edu.vn

cskh@ceohcm.edu.vn
Tìm kiếm

9 bước giúp thành lập doanh nghiệp thành công

Bình chọn bài viết.

Thành lập doanh nghiệp – hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình là một quyết định vô cùng quan trọng. Nhưng chủ doanh nghiệp tương lai chưa nắm rõ quy trình để thiết lập một doanh nghiệp chính xác và mang lại hiệu quả kinh doanh cao, sau đây là 9 bước giúp thành lập doanh nghiệp thành công dành cho những ai đang chuẩn bị thành lập doanh nghiệp.

Mời quý Anh/Chị xem thêm tại: 

1. Thiết lập sứ mệnh là điều đầu tiên khi muốn thành lập doanh nghiệp

Sứ mệnh là gì? Sứ mệnh là một mô tả ngắn gọn về lý do tồn tại một công ty, ở một mặt khác, sứ mệnh thông báo cho người nghe và người xem mục đích tối cao cả nhất của một công ty, một tổ chức hay một doanh nghiệp.

Sứ mệnh đồng thời còn giới thiệu những sản phẩm, mặt hàng mà công ty sẽ sản xuất và hướng đến những đối tượng nào và những thị trường nào.

2. Xem xét trải nghiệm và đối tượng khách hàng

Xem xét và nâng cao trải nghiệm khách hàng là việc bắt buộc phải làm khi thành lập doanh nghiệp. Trải nghiệm khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp phát triển.

Khi nâng cao trải nghiệm của khách hàng, doanh nghiệp có thể tăng số lượng khách hàng trung thành và xây dựng mối quan hệ bền vững với họ, từ đó bứt phá doanh số trong các hoạt động kinh doanh.

3. Thiết lập cơ cấu tổ chức khi thành lập doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức là một hệ thống các mối quan hệ hoạt động chính thức bao gồm nhiều công việc riêng rẽ, cũng như những công việc tập thể. Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận (đơn vị, cá nhân) có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí thành những khâu, những cấp khác nhau nhằm thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục tiêu chung của tổ chức.

Tại sao cần thiết lập cơ cấu tổ chức khi thành lập doanh nghiệp?

  • Trong tổ chức có nhiều bộ phận khác nhau, làm việc khác nhau nhưng thống nhất sẽ tạo ra kết quả cho mục tiêu đã xác định
  • Thành viên trong tổ chức có vai trò nhất định, nỗ lực để đạt được mục tiêu của tổ chức
  • Một tổ chức phải có sự thống nhất về quyền lãnh đạo, đây là điều kiện tạo nên trật tự trong tổ chức. Đồng thời, góp phần tạo ra sự cố gắng, nỗ lực, tăng tính trách nhiệm của các thành viên trong tổ chức muốn hoạt động hiệu quả và khoa học hơn.

4. Định biên nhân sự

Định biên nhân sự là một phương pháp đánh giá nhân sự nhằm cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết trong hệ thống nhân sự. Có thể nói, đây là một trong những giải pháp các doanh nghiệp đều đang ứng dụng. Từ đó, cân đối được các khoản thu chi, xây dựng được kế hoạch đào tạo, tăng cường năng lực nhân viên, cắt giảm nhân sự không mang lại giá trị cần thiết.

5. Phương pháp trả lương cho từng vị trí

Cơ chế trả lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động trong doanh nghiệp bên cạnh các yếu tố quan trọng khác như ngành nghề, uy tín của doanh nghiệp, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến…

Một cơ chế trả lương phù hợp có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng lao động, giúp doanh nghiệp thu hút và duy trì được những cán bộ, nhân viên giỏi.

6. Dự kiến doanh thu

Dự báo doanh thu bán hàng cho phép công ty kiểm soát hàng tồn kho tốt hơn. Nếu bạn ước tính được doanh số bán hàng sẽ như thế nào trong thời gian ngắn hạn, thì sẽ có ít nguy cơ xảy ra tình trạng tồn hàng quá mức. Điều này giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển vật liệu không cần thiết, cũng như chi phí bảo quản sản phẩm.

7. Tính lợi nhuận

Muốn tồn tại lâu trên thị trường, nhà lãnh đạo bắt buộc phải biết tính các loại lợi nhuận của công ty. vì lợi nhuận là sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không tính được lợi nhuận hàng tháng thì xem như đi mãi cũng chẳng biết đích đến ở đâu.

8. Kiểm tra hạn mức công nợ và tồn kho

Kiểm tra hạn mức công nợ và tồn kho sẽ giúp lãnh đạo nắm được chính xác số lượng, chất lượng các loại tài sản hiện có, phát hiện tài sản ứ đọng để có biện pháp giải quyết thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

9. Kiểm tra hiệu quả đầu tư

Kiểm tra hiệu quả đầu tư là điều tất yếu mà bất kỳ chủ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện trước khi muốn thành lập doanh nghiệp, vì nếu không kiểm tra hiệu quả đầu tư, bạn sẽ không biết dòng tiền chi cho các hoạt động kinh doanh có mang lại lợi nhuận không và bạn sẽ không khắc phục được những điểm yếu cũng như chiến lược thất bại.

🔰 Chi tiết khóa học: XEM TẠI ĐÂY 

Nút Đăng ký ngay

————————————————-
▶️ Học Viện CEO Miền Nam đã có mặt trên các kênh, bạn hãy đón xem trên các nền tảng:
Facebook: https://fb.com/HocVienCEOMienNam
Website: https://ceohcm.edu.vn/
Tiktok: https://tiktok.com/@ceohcm
————————————————-
HỌC VIỆN CEO MIỀN NAM – Đồng hành cùng Doanh nghiệp
🏢 Tòa nhà Worklabs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
☎️ Hotline: 08 4242 4466
🌐 Website: www.ceohcm.edu.vn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

TRƯỞNG THÀNH LÀ MỘT HÀNH TRÌNH CẦN MỘT NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG TỐT