BỆNH VIỆN DOANH NGHIỆP CVG

136 - 138 Vành Đai Tây, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Website: ceohcm.edu.vn

Hotline: 08 4242 4466

Email: cskh@ceohcm.edu.vn

cskh@ceohcm.edu.vn
Tìm kiếm

Văn Hóa Doanh Nghiệp – Nội Lực Tạo Nên Sức Mạnh Khác Biệt – CEO Hồ Chí Minh Holding

Bình chọn bài viết.

Chúng ta đều biết rằng sức mạnh tinh thần của con người là nhân tố bí ẩn, nếu ai có thể kích hoạt được nguồn năng lượng này thì hiệu quả sẽ rất kinh khủng. Hãy nhìn đội tuyển bóng đá VN qua các thời kì thì có thể thấy rất rõ điều đó.

Một huấn luyện viên tài năng là người tạo ra được 1 văn hóa đội nhóm xuất sắc, ở đó mỗi cá nhân sẽ được nhân sức mạnh lên rất nhiều lần khi được ở môi trường như vậy. Chúng ta đều thấy được sự thay đổi thần kì của đội tuyển bóng đá VN dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang Seo, ông là 1 điển mẫu của người tạo được văn hóa đội nhóm mạnh.

Văn Hóa Doanh Nghiệp Nội Lực Tạo Nên Sức Mạnh Khác Biệt
Văn Hóa Doanh Nghiệp Nội Lực Tạo Nên Sức Mạnh Khác Biệt

Ở mảng bán lẻ, Anh Nguyễn Đức Tài chủ tịch của TGDĐ cũng từng chia sẻ đại ý rằng muốn một giá trị văn hóa sống trong lòng doanh nghiệp của mình thì việc cơ bản là tạo ra một môi trường phù hợp để giá trị văn hóa đó tồn tại.

Môi trường của Thế giới Di động như môi trường nước ngọt, là môi trường để cá nước ngọt có thể tung tăng bơi lội. Chuyện gì xảy ra nếu Thế giới Di động tuyển chọn “một con cá nước mặn”?

Anh Tài tin rằng: Nếu ai đó chia sẻ được việc khi là đồng nghiệp thì cùng yêu thương hỗ trợ nhau trong công việc, sẽ nhận họ làm. Còn ai đó suy nghĩ cả công ty chỉ cần 1 siêu sao, 10 người còn lại làng nhàng cũng không sao, thì đừng tuyển. Người này vào công ty sẽ làm rối ren hết.

Một người có sẵn tính trung thực, biết quan tâm tới người khác vô Thế giới Di động thấy đây đúng là chỗ của mình. Một người thượng đội hạ đạp, một người chỉ biết vì chính mình, không quan tâm đến xung quanh vô đây sẽ thấy rất mệt mỏi, thấy sao mình làm đúng mà ông này cứ nhắc mình hoài. Mình đang làm giỏi, shop đang doanh thu tăng trưởng mà cứ đi hỏi nhân viên xem ông sếp mày có làm gương không, có công bằng hay không…

Vài lần bị hỏi mà hơn một nửa số nhân viên trả lời sếp cửa hàng không công bằng, không làm gương, người sếp cấp trung đó sẽ được cho nghỉ.

“Những con cá nước mặn” vào doanh nghiệp không “cảm” được chuyện đó, không hiểu được tại sao mình làm ra kết quả mà vẫn bị nhắc nhở và cảnh cáo hoài. Họ là “cá nước mặn”, họ rơi vào nước ngọt cảm thấy ngột ngạt.

Như vậy các niềm tin và giá trị mà ông chủ lựa chọn và theo đuổi sẽ như 1 bộ lọc để tuyển dụng, khuyến khích và đối đãi với nhân sự. Niềm tin và giá trị không có đúng sai và tùy thuộc vào quan điểm của ông chủ, nhân sự cũng không có hay/dở tuyệt đối mà chỉ có nhân sự PHÙ HỢP với niềm tin, tinh thần và giá trị của ông chủ hay không.

Cái hay của văn hóa nội bộ đó là khi 1 nhân viên nào đó ở công ty, họ có thể bán được 100-200 đơn/ngày nhưng khi rời công ty họ không tài nào bán được như thế. Khi nhân viên ở công ty hiệu quả làm việc của họ là tối đa, tài năng của họ như sao sáng, nhưng khi rời công ty,không còn đội nhóm, không còn ekip họ cảm thấy mình chỉ là 1 mảnh ghép nhỏ không hơn không kém.

Điều này sẽ hạn chế được vấn nạn của các doanh nghiệp khi bỏ ra rất nhiều công sức và chi phí để tuyển dụng, đào tạo nhân sự nhưng khi họ giỏi lên, hoặc họ sẽ mắc bệnh ngôi sao và thể hiện thái độ chống đối, hoặc họ nghỉ việc copy mô hình ra làm riêng hoặc đi mang data doanh nghiệp ra làm cho công ty đối thủ.

Như vậy việc quan trọng đầu tiên trong việc xây dựng văn hóa nội bộ đó là làm sao để khơi thông được dòng năng lượng của ông chủ liền lạc đến các nhân viên sao cho cứ khi nào nhân viên ở với ông chủ thì sức làm việc và kết quả của họ như lên đồng, còn khi xa doanh nghiệp thì họ sẽ không còn năng lượng và năng lực đó nữa.

Làm văn hóa nội bộ không phải chỉ hô khẩu phong, khẩu hiệu, không chỉ là bài ca doanh nghiệp, mà phải có người phỏng vấn ông chủ, phỏng vấn nhân viên, đào tạo, nói chuyện, nhồi nhét để nhân viên có 1 niềm tin mới nhất quán với niềm tin của ông chủ, có hành vi mới phù hợp với sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị mà ông chủ muốn xây dựng cho tổ chức.

Việc thứ 2 chúng ta cần làm đó là đả thông năng lượng đó từ nhân viên liên lạc với khách hàng (tức là làm sao để nhân viên kết nối được với khách hàng thông qua việc xây dựng hành trình khách hàng và thiết kế trải nghiệm có chủ đích).

Khi kết nối khách hàng với trải nghiệm đó tức là biến khách hàng như 1 loại nhân viên trong công ty (nhân viên bên ngoài), chính vì thế mà khi khách hàng từ bỏ công ty thì họ sẽ không thể tìm thấy 1 sản phẩm dịch vụ nào khác có thể đáp ứng được nhu cầu của mình như trước nữa, làm được như vậy thì khách hàng sẽ trung thành với trải nghiệm của ông chủ, chứ không phải là khách hàng trung thành với sản phẩm hoặc nhân viên của công ty.

Muốn vậy phải làm sao để nhân viên chỉ là 1 mắt xích trong hệ thống trải nghiệm của công ty, chứ không được biến nhân viên thành mấu chốt trong việc tạo ra trải nghiệm khách hàng, khi ta biến nhân viên giỏi thành trọng điểm thì khi họ đi công ty sẽ mất sạch.

Năm nay dự báo sẽ là 1 năm khó khăn cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, khi khó, thường nhân sự giỏi sẽ bỏ đi để tìm kiếm cơ hội và tương lai, làm sao để giữ được người ở với mình (bao gồm cả nhân viên và khách hàng) có lẽ là câu hỏi luôn khiến cho các ông bà chủ phải nặng lòng. Khi gặp khó khổ, ai có thể cùng đồng hành với ta, người đó mới thực là đội nhóm.

(Nguồn: Sưu tầm)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

TRƯỞNG THÀNH LÀ MỘT HÀNH TRÌNH CẦN MỘT NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG TỐT