BỆNH VIỆN DOANH NGHIỆP CVG

136 - 138 Vành Đai Tây, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Website: ceohcm.edu.vn

Hotline: 08 4242 4466

Email: cskh@ceohcm.edu.vn

cskh@ceohcm.edu.vn
Tìm kiếm

Triết lý nhà Phật là gì? – Học viện CEO Miền Nam

5/5 - (7 bình chọn)

Hàng ngàn năm trôi qua, những chân lý của Đạo Phật đang ngày càng được nhiều người biết đến và áp dụng vào cuộc sống. Đạo Phật không chỉ là tôn giáo mà còn là một triết lý sống.

Vậy triết lý nhà Phật là gì? Cùng Học viện CEO Miền Nam tìm hiểu nhé.

Triết lý nhà Phật là gì?

Đức Phật từ xưa đến nay đều luôn mong muốn chúng sinh tìm được hạnh phúc. Từ đó, triết lý nhà Phật chính là sống để đạt được hạnh phúc.

Triết lý nhà Phật là gì?

Tất cả mọi người đều mong muốn có được một cuộc đời hạnh phúc. Nhưng sự thật rằng “hạnh phúc” của chúng ta đều phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.

Chúng ta tìm kiếm hạnh phúc từ những điều xung quanh, mà quên đi mất hạnh phúc thật sự đến từ nội tại bên trong mỗi người.

Từ lâu Đức Phật đã chiêm nghiệm được rằng hạnh phúc thật sự đến từ bên trong chứ không phụ thuộc vào hình tướng hay vật chất bên ngoài.

Hạnh phúc hay đau khổ đều do tâm thức ta quyết định. Khi tinh thần bạn cảm thấy hạnh phúc thì mọi thứ xung quanh sẽ tươi đẹp.

Còn khi tâm bạn đau khổ thì dù xung quanh có tốt đẹp đến đâu cũng không làm bạn hạnh phúc, vì vậy Nguyễn Du đã từng viết “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

Vạn vật do tâm ta cảm nhận. Khi tâm thức ta thay đổi, toàn bộ hệ sinh thái xung quanh ta sẽ thay đổi. Vì vậy, mấu chốt để đạt được hạnh phúc đích thực là khi ta biết chuyển hóa tâm thức của chính mình.

Đức Phật đã dạy gốc rễ của mọi đau khổ bắt nguồn từ 5 cái độc trong tâm: tham, sân, si, mạn, nghi.

Tham là gì?

Tham nghĩa là tham lam, là ham muốn những thứ mà mình yêu thích. Càng có được nhiều, tâm tham lại càng nhiều. Lòng tham là khởi nguồn khiến tâm sinh ganh ghét, đấu đá, tranh giành…

Sân là gì?

Sân là sự giận dữ khi không được vừa lòng, khi có chuyện gì ngoài ý muốn xảy ra. Tâm sân xuất phát từ sự yêu thích, muốn bảo vệ cái tôi của mỗi cá nhân.

Si là gì?

Si là sự si mê đến mê muội, khiến bản thân mất đi lý trí và không còn sáng suốt. “Si” còn tai hại hơn “tham”, “sân” ở chỗ nếu “tham”, “sân” nổi lên nhưng con người ta sáng suốt, không “si” mê, mê muội thì “tham” hay “sân” cũng chẳng thể làm gì được.

Mạn là gì?

Mạn chính là ngạo mạn, kiêu căng, tự mãn. Xem mình là nhất và coi thường những người xung quanh. Người ngạo mạn là kẻ thích hơn thua, kiêu căng, khinh thường người khác.

Nghi là gì?

Cuối cùng, “nghi” chính là sự hoài nghi, ngờ vực. Vì tâm nghi nên thường phiền não, vô minh, không sáng suốt. Nghi ngờ xung quanh, thâm chí là nghi ngờ chính bản thân mình. Và tự kìm hãm bản thân.

Khi nào tâm thức ta còn bị 5 độc trên kiểm soát, chúng ta sẽ không bao giờ có được hạnh phúc đích thức. Hiểu rằng tất cả mọi thứ đều xuất phát từ tâm, cần chuyển hóa tâm thức chính mình để hạn chế các suy nghĩ và hành động tiêu cực.

Chuyển hóa tâm thức thuận theo tự nhiên, hướng đến những điều tốt đẹp. Hãy tu dưỡng tâm thức để phát triển niềm vui, tình yêu thương và hạn chế 5 độc sẽ giúp chúng ta nhận ra vẻ đẹp thực sự của cuộc đời. Đây chính là triết lý của nhà Phật.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

TRƯỞNG THÀNH LÀ MỘT HÀNH TRÌNH CẦN MỘT NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG TỐT