Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì? Khi nào doanh nghiệp nên tái cấu trúc? 2 câu hỏi này luôn là vấn đề đau đầu của các nhà lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về khái niệm tái cấu trúc doanh nghiệp, biểu hiện một doanh nghiệp cần cơ cấu lại, bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Học Viện CEO Miền Nam sẽ giúp bạn có thêm cái nhìn tổng quát về phương pháp này một cách chi tiết nhất.
Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì?
Tái cấu trúc doanh nghiệp hay Corporate Restructuring là quá trình tổ chức, cơ cấu lại doanh nghiệp dựa trên các cơ sở đã có sẵn. Hiểu một cách đơn giản, tái cấu trúc là dựa trên cấu trúc sẵn có của doanh nghiệp, mà sửa chữa, nâng cấp để hoạt động kinh doanh, điều hành hiệu quả hơn.
Nội dung tái cấu trúc doanh nghiệp có thể thực hiện ở một vài phòng ban, bộ phận hoặc toàn bộ công ty. Ví dụ như bộ phận kinh doanh đang hoạt động không hiệu quả, doanh số giảm sút, nhân sự không kết nối được với nhau. Lúc này việc tái cấu trúc sẽ tập trung thực hiện tại Phòng Kinh Doanh.
Hiện nay một số người sẽ có thắc mắc rằng “Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì? Tái cấu trúc doanh nghiệp có giống với tái lập doanh nghiệp hay không?” Câu trả lời là không. Hai khái niệm này tuy rất dễ nhầm lẫn ở tên gọi, nhưng hoàn toàn khác nhau.
Tái cấu trúc doanh nghiệp vẫn giữ lại những cơ cấu, mô hình làm việc hiệu quả, sửa chữa, đổi mới phần kém hiệu quả. Còn tái lập doanh nghiệp là công việc xây dựng mới hoàn toàn toàn. Tái lập doanh nghiệp sẽ thực hiện thay đổi, cải cách toàn bộ quy trình, cơ cấu hiện có để đổi mới toàn diện.
Những dấu hiệu cần tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp
Sau khi đã hiểu rõ được “Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì?” Bạn cũng cần nắm bắt được những dấu hiệu của một doanh nghiệp cần tái cấu trúc, đổi mới. Trong đó có 4 nhóm biểu hiện quan trọng sau:
- Dấu hiệu đầu tiên là doanh nghiệp kinh doanh kém, doanh thu giảm, mất ưu thế cạnh tranh trên thị trường, hoạt động kinh doanh và vận hành bị trì trệ, kém hiệu quả.
- Dấu hiệu thứ hai cho thấy doanh nghiệp cần tái cấu trúc là chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi xuống, bị khách hàng phàn nàn. Nội bộ công ty hoạt động không liên kết, các chiến lược triển khai tiếp thị, bán hàng không thu về hiệu quả. Hàng tồn, công nợ không kiểm soát được tốt.
- Dấu hiệu thứ ba nằm ở vấn đề con người, nhân sự trong công ty. Điều này được chứng tỏ qua các quản lý kém hiệu quả, các phòng ban không phối hợp được với nhau. Lãnh đạo mơ hồ về đường lối, quản lý mơ hồ về trách nhiệm, nhân viên mơ hồ về nhiệm vụ.
- Dấu hiệu thứ tư tuy không được biểu hiện rõ ràng như 3 dấu hiệu trên, nhưng lại hết sức nguy hiểm. Đó chính là việc doanh nghiệp thiếu mục tiêu phát triển dài hạn, tầm nhìn trong kinh doanh. Những vấn đề này được xem là vấn đề thượng tầng, tập trung phát sinh ở cấp bậc lãnh đạo.
Thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp như thế nào?
5 bước sau đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn tái cấu trúc doanh nghiệp là gì và cần thực hiện như thế nào:
Bước 1. Xác định tình trạng doanh nghiệp
Xác định được tình trạng của doanh nghiệp đang nảy sinh từ bộ phận nào, vấn đề nằm ở đâu, nguyên nhân từ đâu… là công việc quan trọng. Sau khi làm rõ được bước này, bạn sẽ biết được nên bắt đầu tái cấu trúc doanh nghiệp từ đâu và thực hiện như thế nào.
Bước 2. Lập bản kế hoạch chi tiết
Lên kế hoạch để tái cấu trúc lại vấn đề của doanh nghiệp càng chi tiết càng hiệu quả. Công việc này đòi hỏi người lãnh đạo phải có tầm nhìn và tư duy chiến lược để hoạch định được phương pháp sửa chữa đúng đắn.
Các công việc trong tái cấu trúc đều liên quan chặt chẽ với nhau và cùng hướng đến một mục đích là đổi mới cho doanh nghiệp. Vì thế bạn cần cân nhắc công việc nào quan trọng cần thực hiện trước, công việc nào kém cấp bách có thể cải cách sau.
Bước 3. Xác định phương thức tiếp cận
Sau khi có được kế hoạch hoàn chỉnh, bạn cần chọn lựa phương thức để thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp hiệu quả. Một số đơn vị chọn cải cách tư duy của người quản lý bộ phận, tuyển dụng mới hoặc đào tạo chuyên sâu cho nhân sự. Dù là cách thức như thế nào, nhưng bạn cần xác định thật rõ ràng, thiết thực và có thời gian thực hiện cụ thể.
Bước 4. Triển khai kế hoạch
Triển khai thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp với kế hoạch và phương thức đã được đề ra trước đó. Khi thực hiện nên thận trọng từng bước một, tránh vội vàng mà ảnh hưởng đến hiệu quả.
Trong thời gian triển khai kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp, các cấp lãnh đạo, quản lý cần thường xuyên kiểm tra hiệu quả của nó mang lại. Nếu vẫn không có thay đổi tích cực nhiều, bạn có thể kịp thời điều chỉnh thêm cho hợp lý.
Bước 5. Vận hành hệ thống mới và đánh giá hiệu quả
Sau khi hoàn thành cả 4 bước trên, vận hành hệ thống mới và đánh giá hiệu quả đạt được là công việc cuối cùng phải thực hiện. Khi đánh giá, nếu vẫn còn những điểm chưa hoàn thiện, doanh nghiệp có thể tiếp tục sửa chữa, cải cách để đạt được mục tiêu cao nhất.
Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã hiểu được “Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì”. Có thể nói đây luôn là vấn đề thử thách đối với các nhà lãnh đạo kinh doanh. Để có được tầm nhìn nhận ra các dấu hiệu và xác lập phương pháp tái cấu trúc doanh nghiệp, lãnh đạo cần rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức. Nhưng quá trình tạo lập tư duy, tích lũy kiến thức có thể được rút ngắn thông qua những khóa huấn luyện chuyên sâu. Nếu bạn đang quan tâm những khóa học này. Hãy liên hệ trực tiếp với Học Viện CEO Miền Nam để được tư vấn.
————————————————
Học Viện CEO Miền Nam đã có mặt trên các kênh, bạn hãy đón xem trên các nền tảng:
Facebook: https://fb.com/HocVienCEOMienNam
Website: https://ceohcm.edu.vn/
Tiktok: https://tiktok.com/@ceohochiminh————————————————-
HỌC VIỆN CEO MIỀN NAM – CVG Hồ Chí Minh
Đồng hành cùng Doanh nghiệp
Tòa nhà Worklabs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: 08 4242 4466
Website: www.ceohcm.edu.vn