Giám đốc Kinh doanh CCO (Chief Commercial Officer) là một vị trí cấp cao trong doanh nghiệp. Vị trí càng cao đồng nghĩa với nhiệm vụ và yêu cầu càng lớn. Chính vì vậy, Giám đốc Kinh doanh CCO được trả một mức thù lao vô cùng hấp dẫn. Đó cũng là lý do làm vị trí này trở thành vị trí đáng mơ ước của những ai đang làm kinh doanh.
Vậy yêu cầu của Giám đốc Kinh doanh ra sao? Giám đốc Kinh doanh có nhiệm vụ gì? Cùng CEO Hồ Chí Minh Holding tìm hiểu ngay nhé.
Yêu cầu của Giám đốc Kinh doanh là gì?
1. Có khả năng cập nhật công nghệ theo kịp xu hướng
Tốc độ phát triển của công nghệ ngày nay đang thay đổi hành vi và tương tác của khách hàng. Vì vậy, hầu như tất cả doanh nghiệp hiện nay đều ứng dụng công nghệ để tạo ra những trải nghiệm khách hàng thông qua các kênh đa phương tiện.
Bộ phận kinh doanh là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Vì vậy Giám đốc Kinh doanh CCO phải là người có khả năng cập nhật công nghệ kịp thời theo xu hướng.
Họ cần thấu hiểu những tiện ích của công nghệ để có thể xây dựng được kênh phân phối và tiếp thị một cách hiệu quả.
2. Là nhà cố vấn cho CEO
Ai là người mang tiền về cho doanh nghiệp, chính là khách hàng. Khách hàng là nguồn phát triển kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
Giám đốc Kinh doanh là người đưa ra những cảm hứng về sản phẩm mới, dịch vụ mới và cách thức kinh doanh mới cho CEO. Cả hai cần chia sẻ về định hướng phát triển của doanh nghiệp, và định hướng này phải dựa lấy khách hàng làm nền tảng.
Chính vì vậy Giám đốc Kinh doanh được xem là nhà cố vấn đắc lực cho CEO.
3. Là người kể chuyện
Kể chuyện có lẽ đã dần trở thành phương thức bán hàng hiệu quả được nhiều người kinh doanh áp dụng. Một câu chuyện hay không chỉ chứa thông tin sản phẩm cần thiết mà còn tác động mạnh mẽ tới cảm xúc của khách hàng.
Vì vậy, một trong những yêu cầu của Giám đốc Kinh doanh chính là trở thành người kể chuyện, mang đến những câu chuyện có tính lan truyền cao.
Một Giám đốc Kinh doanh không chỉ là người chỉ dựa vào các bảng biểu và dữ liệu mà còn là người sẽ tạo ra những mẫu chuyện hay để tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn.
4. Có trực giác của khách hàng
Một trong những yêu cầu quan trọng khác cần có của một Giám đốc Kinh doanh đó là có trực giác của khách hàng, nghĩa là luôn suy nghĩ như mình chính là khách hàng đang cần mua và muốn trải nghiệm sản phẩm.
Thông qua đó, Giám đốc Kinh doanh có thể thấu hiểu được khách hàng và đề xuất những thay đổi cần thiết trong quy trình kinh doanh nhằm tạo ra sự tăng trưởng cho doanh nghiệp.

Giám đốc Kinh doanh có nhiệm vụ gì?
1. Kinh doanh
Đưa ra các quyết định và kế hoạch cho doanh nghiệp liên quan tới tất cả các vấn đề của kinh doanh, bao gồm bán hàng, marketing, chăm sóc khách hàng là nhiệm vụ chính của một Giám đốc Kinh doanh CCO.
Giám đốc kinh doanh CCO trước hết chịu trách nhiệm về hiệu quả bán hàng của sản phẩm, là người lên kế hoạch kinh doanh và đảm bảo hiệu quả của kế hoạch ấy.
Bên cạnh đó, giám đốc kinh doanh cũng là người sẽ giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch dựa vào các yếu tố đánh giá hiệu quả. Các yếu tố này có thể do giám đốc kinh doanh đề ra hoặc dựa vào các yếu tố sẵn có được điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Không những vậy, công việc của giám đốc kinh doanh còn là người phụ trách và không ngừng tìm kiếm các kênh bán hàng để mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Marketing
Marketing và bán hàng là 2 lĩnh vực thuộc khối kinh doanh. Vì vậy, Marketing cũng là một trong các lĩnh vực mà giám đốc kinh doanh cần quan tâm tới.
Giám đốc kinh doanh CCO sẽ kết hợp cùng giám đốc Marketing để phát triển các chiến lược marketing tập trung vào thâm nhập thị trường và tăng trưởng doanh số.
Chính vì nhiệm vụ này mà giám đốc kinh doanh và giám đốc marketing (CMO) thường có quan hệ mật thiết với nhau và giám đốc kinh doanh trong nhiều trường hợp sẽ có xuất phát điểm là nhân viên marketing.
3. Lãnh đạo
Nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh là xác định định hướng kinh doanh hướng tới sự phát triển và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như việc xây dựng quy trình và cơ sở hạ tầng tăng trưởng hiệu quả.
Là người sẽ xây dựng các kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp trong dài hạn. Giám đốc kinh doanh là người lãnh đạo toàn bộ bộ phận kinh doanh trong việc thực hiện và đánh giá các quyết định được đưa ra về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
4. Nhân sự
Bên cạnh các công việc liên quan trực tiếp tới kinh doanh, giám đốc kinh doanh còn là người tham gia vào tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới cho bộ phận kinh doanh.
Ngoài ra, nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh là duy trì môi trường làm việc hấp dẫn, cởi mở nhằm thu hút nhân tài, cũng như xây dựng và quản lý các kế hoạch giúp phát triển nguồn nhân lực kinh doanh cho doanh nghiệp.
Trên đây là những yêu cầu và nhiệm vụ của một Giám đốc Kinh doanh CCO để bạn có hình dung rõ hơn về vị trí này. Để hoàn thành các công việc trên, Giám đốc Kinh doanh CCO cần rất nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên môn để trở thành một Nhà Quản Trị tài ba.
Nếu bạn đang mong muốn được thăng tiến đến vị trí này trong sự nghiệp và đang tìm kiếm đơn vị tư vấn hướng dẫn, đào tạo về điều đó, hãy tham khảo ngay khóa học Giám Đốc Kinh Doanh 4.0 tại CEO Hồ Chí Minh Holding.
Học để trở thành Giám đốc Kinh doanh CCO ở đâu?
Ngoài những yếu tố trên, để thăng tiến cao hơn trong sự nghiệp cần bạn phải trau dồi nhiều kiến thức, kỹ năng hơn để đạt được mục tiêu mà bạn mong muốn.
Hiểu được điều đó, nhằm giúp những bạn trẻ có khát vọng kinh doanh có hướng đi rõ ràng và nhanh hơn, CEO Hồ Chí Minh Holding mang đến khóa học Giám Đốc Kinh Doanh 4.0.

Tham gia khóa học, bạn được gì?
- Xây dựng được toàn diện hệ thống số để kiểm soát sức khỏe Bộ phận Kinh doanh.
- Có tư duy sử dụng Nhân sự để từng bước chuyển hóa Bộ phận Kinh doanh từ phương thức quản trị kiểm soát hành vi sang phương thức quản trị kiểm soát mục tiêu bằng cơ chế khoán toàn diện.
- Có tư duy sử dụng hệ thống công cụ kiểm soát mục tiêu của Bộ phận Kinh doanh để đưa ra các phương án thực hiện chiến lược kinh doanh trên cơ sở hệ thống thông số thay vì cảm xúc và phán đoán.
Và nhiều những kiến thức khác được biên soạn và đào tạo trực tiếp từ thầy CEO Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam Holding.
Khóa học phù hợp với những ai?
- Học để làm: Giám đốc kinh doanh; Trưởng phòng Kinh doanh; Trưởng phòng Truyền thông; Trưởng phòng Marketing; Trưởng phòng Chăm sóc khách hàng.
- Học để thẩm định và phối hợp: Chủ tịch HĐQT; Giám đốc điều hành.
- Học để biết và phối hợp: Giám đốc Nhân sự; Giám đốc Tài chính; Kế toán trưởng; Giám đốc sản xuất.
- Học để hiểu và thực hiện: Giám đốc sản xuất; Giám đốc kinh doanh; Giám đốc Nhân sự; Giám đốc Tài chính; Kế toán trưởng.
Bên cạnh khóa học CCO, CEO Hồ Chí Minh Holding còn rất nhiều chương trình huấn luyện khác như Lộ Trình Xây Dựng Và Phát Triển Startup, Xây Dựng Hồ Sơ Gọi Vốn, Giám Đốc Sản Xuất,…
Để tham khảo thêm thông tin về khóa học, đừng ngại liên hệ ngay hotline 0902 509 005 của CEO Hồ Chí Minh Holding để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ tốt nhất nhé.