HỌC VIỆN CEO VIỆT NAM - CVG HỒ CHÍ MINH

64 Bà Huyện Thanh Quan, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM

Website: ceohcm.edu.vn

Hotline: 08 4242 4466

Email: cskh@ceohcm.edu.vn

cskh@ceohcm.edu.vn

Nhầm Lẫn Quản Trị Và Quản Lý – “Điểm Rơi” trong Vận Hành

5/5 - (8 bình chọn)

Phần lớn các chủ doanh nghiệp đang nhầm lẫn quản trị và quản lý. Quản trị và quản lý đều là các bộ phận của cùng một tổ chức, vì vậy, việc kết hợp chặt chẽ hai vị trí này sẽ làm cho tổ chức trở nên bền vững.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không hiểu rõ về hai vị trí này sẽ khó có thể phát triển xa hơn. Vậy quản trị và quản lý khác nhau như thế nào?

Hãy cùng Học viện CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh tìm hiểu lời giải cho vấn đề này qua lời giải đáp của thầy Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch Tập Đoàn CEO Việt Nam Holding dưới đây.

 

Quản trị là gì?

Quản trị là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và giám sát hoạt động của các thành viên trong tổ chức. Đồng thời, sử dụng các nguồn lực sẵn có để đáp ứng các mục tiêu đã định trước.

Các bước thực hiện trong quản trị là gì?

Bước 1: Quản trị Nguồn lực

Nguồn lực luôn nắm vai trò quyết định trong sự phát triển của một công ty. Vì vậy, việc xác định và nắm rõ nguồn lực cũng quan trọng không kém. Nguồn lực của một doanh nghiệp bao gồm thị trường, nguồn vốn, nhà cung cấp và nhân sự trong công ty.

Như vậy, nhà quản trị cần nắm bắt rõ được các nguồn lực của doanh nghiệp, từ đó, định hướng được con đường đi đến mục tiêu của tổ chức.

Bước 2: Quản trị Mục tiêu

Quản trị Mục tiêu hay còn gọi là quản trị Tổ chức là chìa khóa quan trọng để nhà quản trị mở ra cánh cửa hiệu suất của doanh nghiệp. Trong mọi tổ chức, nếu thiếu đi bước này thì sẽ dễ chệch hướng và không đạt được kỳ vọng của mình.

Bước 3: Quản trị Chiến lược

Trong bước này, nhà quản trị cần tổng hợp các hoạt động và quy trình đang diễn ra tại doanh nghiệp của mình để phối hợp và đồng bộ hóa các nguồn lực một cách có hệ thống, cùng với sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lực xuyên suốt của tổ chức.

Bước 4: Xây dựng “Luật chơi”

Sau khi tìm được chiến lược để đi thì bây giờ, các nhà quản trị phải xây dựng “luật chơi” cho doanh nghiệp. Trong một tổ chức, nếu nhà quản trị phân công công việc không rõ ràng, hoặc không kiểm soát được dòng chảy của công việc về tốc độ lẫn chiều sâu thì nhân viên sẽ không thể gắn bó lâu dài với công việc.

Đưa ra các quy định về lương, khen thưởng và và xử phạt sẽ khiến cho nhân viên làm việc có trách nhiệm và nâng cao tinh thần của họ.

Bước 5: Đưa ra quy trình “chơi”

Sau khi có được “luật chơi”, nhân viên biết được việc mình cần làm và hiểu khi nào thì tiếp tục làm việc trong hệ thống, khi nào thì phải “cuốn gói” rời khỏi doanh nghiệp, khi nào thì được gọi là hoàn thành KPI, khi nào thì gọi là thất bại.

Bước 6: Tìm “người chơi”

Lúc này, nhà quản trị sẽ phải có hướng đi phù hợp để thu hút và giữ chân nhân tài, tìm ra được ứng viên phù hợp với văn hóa và mục tiêu của doanh nghiệp.

Bước 7: Kiểm soát hiệu quả và Điều chỉnh

Khi doanh nghiệp đã đi vào vận hành một thời gian, nhà quản trị phải chủ động thường xuyên theo dõi hiệu suất của tổ chức và đưa ra các điều chỉnh phù hợp và kịp thời.

Quản lý là gì?

Quản lý là quá trình làm việc cùng với và thông qua các cá nhân, các nhóm và các nguồn lực khác để đạt được những mục tiêu của tổ chức. Nói một cách dễ hiểu, công việc của nhà quản lý là quản lý con người thực hiện các quy trình và thực thi các “luật chơi”.

Nhà quản lý không có quyền thay đổi về “luật chơi” hay cách làm mà nhà quản trị đưa ra.

Hiểu đúng để tránh nhầm lẫn Quản trị và Quản lý

Hiện nay ở Việt Nam, do khái niệm giữa quản trị và quản lý không minh bạch, rõ ràng, dẫn tới nhà quản lý rất dễ “lạm quyền” và điều chỉnh luật của nhà quản trị nhưng lại không hiểu gì về mục tiêu của nhà quản trị đưa ra. Nhà quản trị chỉ được quyền phản hồi nếu như trong quá trình vận hành, hướng đi này có tốt cho cả hệ sinh thái hay không. 

Tóm lại, hiểu được bản chất của nhà quản trị và nhà quản lý thì chúng ta sẽ biết rõ vai trò của mình nằm ở đâu và tránh việc lộn xộn giữa quyền hạn của hai bộ phận này.

Để các Doanh nhân biết quản trị toàn diện và hiệu quả, Học viện CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh đem đến buổi Hội thảo Offline với Chủ đề:

Hội thảo Sự khác biệt giữa Tư duy Quản trị và Tư duy Quản lý

  • Giúp các CEO làm rõ khái niệm Quản Trị – Quản Lý.
  • Giúp nhà quản trị trở về đúng vai trò của mình để hiểu và phối hợp nhịp nhàng với nhà quản lý.
  • Từ đó cùng nhau chung tay phát triển Doanh nghiệp nhanh và bền vững.

Nhầm Lẫn Quản Trị Và Quản Lý - "Điểm Rơi" trong Vận Hành

Tham gia Hội thảo, bạn được gì?

  • Có cái nhìn rõ nét và phân biệt chính xác đâu là quản trị, đâu là quản lý.
  • Được hướng dẫn bí quyết mấu chốt để trở thành nhà quản trị tài ba.
  • Được cung cấp và hướng dẫn thiết kế bộ công cụ quản trị doanh nghiệp.

Diễn giả chia sẻ

Toàn bộ chương trình Hội thảo được thầy Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam Global, người đang vận hành 15 công ty con tự động hóa hướng dẫn và đào tạo trực tiếp.

Nội dung chi tiết chương trình

  • Khái niệm quản trị và quản lý.
  • Sự khác biệt giữa tư duy quản trị và tư duy quản lý.
  • Phương pháp để trở thành nhà quản trị tài ba.
  • Hướng dẫn thiết kế bộ công cụ quản trị doanh nghiệp.

Button Dang Ky Ngay Ceo Ho Chi Minh Holding

Bên cạnh Hội thảo Sự khác biệt giữa Tư duy Quản trị và Tư duy Quản lýHọc viện CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh còn rất nhiều chương trình huấn luyện khác như CEO Quản trị 4.0CEO Master – Bác sĩ doanh nghiệpChuyển hóa Tâm thức,…

Để tham khảo thêm thông tin về khóa học, đừng ngại liên hệ ngay hotline 08 4242 4466 của Học viện CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ tốt nhất.

————————————————-
Học viện CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh đã có mặt trên các kênh, bạn hãy đón xem trên các nền tảng:
————————————————-
Đồng hành cùng Doanh nghiệp
  • Tòa nhà Worklabs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
  • Hotline: 08 4242 4466

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

TRƯỞNG THÀNH LÀ MỘT HÀNH TRÌNH CẦN MỘT NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG TỐT