BỆNH VIỆN DOANH NGHIỆP CVG

136 - 138 Vành Đai Tây, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Website: ceohcm.edu.vn

Hotline: 08 4242 4466

Email: cskh@ceohcm.edu.vn

cskh@ceohcm.edu.vn
Tìm kiếm

ĐƯỢC LƯU BỊ RA SỨC LẤY LÒNG, VÌ LẼ GÌ MÀ ĐỊA VỊ CỦA TRIỆU VÂN Ở THỤC HÁN LẠI NGÀY MỘT THẤP HƠN CẢ HOÀNG TRUNG?

5/5 - (12 bình chọn)

ĐƯỢC LƯU BỊ RA SỨC LẤY LÒNG, VÌ LẼ GÌ MÀ ĐỊA VỊ CỦA TRIỆU VÂN Ở THỤC HÁN LẠI NGÀY MỘT THẤP HƠN CẢ HOÀNG TRUNG?
09/09/2021 – 33

Lưu Bị đã từng ra sức lôi kéo và trọng dụng Triệu Vân, vậy thì vì lý do gì, địa vị của Triệu Vân ở Thục Hán ngày càng không bằng Hoàng Trung?
Trong sử sách, Triệu Vân ngang hàng với Quan Vũ , Trương Phi, Mã Siêu và Hoàng Trung. Vậy nhưng xét về chức vụ, Triệu Vân còn chưa từng được đảm nhiệm chức vị Tứ Phương tướng quân ngang hàng với Hoàng Trung hoặc cao hơn. Vậy thì tại sao địa vị của Triệu Vân ở Thục Hán lại không bằng Hoàng Trung? Địa vị của Triệu Vân không phải luôn kém Hoàng Trung.

Sau khi bình định Kinh Châu, Triệu Vân được phong làm Nha Môn tướng quân, chức vị của Hoàng Trung lúc này không được ghi chép lại, nhưng trước khi quy phục Lưu Bị, chức vị của Hoàng Trung là “Giả hành tì tướng quân”, cho nên khả năng lớn nhất là Hoàng Trung được thăng chức tới Tì tướng quân (được phong thực tế) hoặc Thiên tướng quân.

Xét về địa vị, thấp hơn chức Tạp Bài tướng quân của Triệu Vân. Sau khi bình định Ích châu, Hoàng Trung được thăng làm Thảo Lỗ tướng quân, Triệu Vân được thăng làm Dực Quân tướng quân. Chức vị Nha Môn tướng quân cũ của Triệu Vân được Ngụy Diên thay thế. Hoàng Trung và Triệu Vân tuy cùng là Tạp Bài tướng quân, nhưng lúc này địa vị của Hoàng Trung có lẽ đã cao hơn Triệu Vân rồi.

Có hai bằng chứng: Một là chức vị Thảo Lỗ tướng quân của Hoàng Trung và Đãng Khấu tướng quân của Quan Vũ, Chinh Lỗ tướng quân của Trương Phi được đặt tên tương tự nhau; Hai là theo “Vân biệt truyện” ghi chép, Hoàng Trung giống chủ tướng trong quân đội hơn, đồng thời chiến tích trong Trận chiến núi Định Quân ghi tên Hoàng Trung cũng có thể chứng minh điều này.

Sau khi bình định Hán Trung, Hoàng Trung được thăng làm Chinh Tây tướng quân, địa vị rõ ràng cao hơn Triệu Vân. Khi Lưu Bị xưng là Hán Trung vương, Hoàng Trung được phong làm Hậu tướng quân, ngang hàng với Quan Vũ, Trương Phi và Mã Siêu.

Mãi cho tới khi qua đời, Triệu Vân vẫn chưa lên được chức Tứ Phương tướng quân, cao nhất cũng chỉ là Trấn Đông tướng quân thấp hơn Tứ Trấn tướng quân.

Tất nhiên, cũng cần phải giải thích thay cho Triệu Vân. Triệu Vân chưa được làm đến Tứ Phương tướng quân, không hoàn toàn vì địa vị của ông ở Thục Hán không cao, mà do chính quyền Thục Hán vào thời kỳ giữa và sau có một giai đoạn “lạm phát chức quan”, đủ loại “Danh hiệu đại tướng quân” có mặt ở khắp nơi.

Còn trong thời kỳ Triệu Vân sống, chính quyền Thục Hán đang còn khá thận trọng với việc phong chức quan. Ví dụ như Lý Nghiêm Gia cùng phò chính với Cát Lượng, vào năm Kiến Hưng thứ 4 cũng mới chỉ là Tứ Phương tướng quân.

Tại sao địa vị của Triệu Vân lại dần dần thấp hơn Hoàng Trung?

Điều này có hai nguyên nhân chủ yếu:

Thứ nhất là chiến công chưa đủ, chiến công dưới chính quyền Thục Hán chủ yếu chia thành ba bộ phận: Bình định Kinh châu, bình định Ích châu, bình định Hán Trung.

Triệu Vân được thăng làm Nha Môn tướng quân nhờ việc bình định Kinh châu, được thăng làm Dực Quân tướng quân nhờ bình định Ích châu, và không được thăng chức trong lần bình định Hán Trung. Hoàng Trung không hề tham gia bình định Kinh châu, được thăng làm Thảo Lỗ tướng quân nhờ bình định Ích châu, được thăng làm Chinh Tây tướng quân nhờ bình định Hán Trung.

Đây đều là những chiến công thật sự, vượt qua Triệu Vân cũng là hợp tình hợp lý. Sau khi Lưu Bị qua đời, chiến công của Thục Hán rất ít, Triệu Vân càng ít được tham gia hơn. Do đó ông không thể vượt qua Hoàng Trung về mặc chức vị.

Hình ảnh Hoàng Trung trên phim.
Thứ hai là cân bằng thế lực nội bộ. Phe phái Lưu Bị chủ yếu được chia làm ba bộ phận:
Nhóm đi theo Lưu Bị từ buổi đầu như Gia Cát Lượng, Quan Vũ, Trương Phi;
Nhóm quy thuận tại Kinh châu như Bàng Thống, Hoàng Trung, Ngụy Diên; Nhóm quy thuận tại Ích châu như Pháp Chính, Mã Siêu. Muốn cân bằng được ba thế lực này thật ra rất khó, bởi vì số lượng những người theo Lưu Bị từ đầu là nhiều nhất, dù không có công lao cũng đã phải chịu vất vả, nhưng để liên hệ hoặc lôi kéo hai thế lực còn lại, vậy thì phải thiên vị đôi chút khi phong thưởng.

Khi Lưu Bị xưng Hán Trung vương, trong nhóm những người đi theo từ buổi đầu, Gia Cát Lượng là Thừa tướng trên thực tế, Quan Vũ là Tiền tướng quân chỉ huy công việc ở Kinh châu, Trương Phi là Hữu tướng quân; Bàng Thống của Kinh châu qua đời, Hoàng Trung là Hậu tướng quân, Ngụy Diên là Trấn Viễn tướng quân chỉ huy Hán Trung;

Pháp Chính của Ích châu là Thượng thư lệnh, Mã Siêu là Tả tướng quân. Phân chia như thế này tuy có vẻ như nhóm Gia Cát Lượng quyền cao hơn, nhưng về cơ bản vẫn được coi là cân bằng, cộng thêm những người chức cao quyền nhẹ như Hứa Tĩnh, My Trúc, nội bộ chính quyền của Lưu Bị vẫn được coi là cân bằng.

Lúc này, đề bạt Triệu Vân và cho thay thế vị trí Hậu tướng quân của Hoàng Trung là việc vô cùng bất hợp lý.

Khi Lưu Bị xưng đế, vẫn giữ sự cân bằng như trước. Sau khi mất đi Kinh châu, càng phải cân nhắc lên xuống theo chiến công và năng lực.

Trong giai đoạn đầu, Triệu Vân lập được công lao hiển hách cho phe Lưu Bị, nhưng chiến công trong hai chiến dịch quan trọng là bình định Ích châu và bình định Hán Trung lại không cao. Do giai đoạn sau thiếu chiến công cộng thêm cân bằng nội bộ, địa vị của Triệu Vân tại Thục Hán hiển nhiên cũng không được bằng Hoàng Trung.

Theo : Cafebiz.v

Công ty Cổ phần CEO Holdings Địa Phương
Website: ceoholdings.vn
Hotline: 0969 041 8888​

Có thể bạn quan tâm

Chiến dịch quảng cáo với chữ “nên” và “không nên”
Không tự nhiên mà marketing online được mọi doanh nghiệp ưa chuộng như hiện nay. Bởi nó được xem là một công cụ bán hàng đắc lực cho mỗi công ty. t chiến lược quảng cáo ngày càng gay gắt hơn và mỗi doanh nghiệp cần phải tỉnh táo để có được cho mình những chiến dịch thông minh nhất. Biết nên và không nên làm gì với công cụ này.
Xem chi tiết

KPI là gì? KPI quan trọng như thế nào trong mỗi doanh nghiệp?
Muốn đánh giá công việc của nhân viên có đạt hiệu quả hay không, nhà quản lý cần phải dựa trên kết quả thực hiện công việc của mỗi phòng ban, cá nhân trong doanh nghiệp qua hệ thống đo lường hiệu suất KPIs.
Xem chi tiết

Làm thế nào để lên lịch làm việc hiệu quả cho một ngày?
Nhiều người khi được hỏi bạn làm việc bao lâu trong một ngày, thời gian rảnh là bao nhiêu, làm gì trong thời gian rảnh đa phần đều không có câu trả lời chính xác. Nhiều người lại cảm thấy một ngày chỉ có 24 giờ không đủ để làm hết những việc cần phải làm… Vì vậy mỗi cá nhân muốn làm việc hiệu quả cần phải dành thời gian mỗi ngày 15 – 20 phút để lên lịch làm việc cụ thể, kiểm soát cuộc sống tốt hơn. Và để lên lịch làm việc khoa học cho một ngày, hãy áp dụng “công thức” sau đây.
Xem chi tiết

Nhân sự thời Covid: chiến lược trả lương, cắt giảm hay giữ người thế nào cho hợp lý
Dịch bệnh khiến nhiều doanh nghiệp phải tính đến một chiến lược nhân sự mới phù hợp với tình hình kinh tế. Là CEO, bạn sẽ có chính sách trả lương, cắt giảm hay giữ chân nhân sự thời covid thế nào để tối ưu nguồn lực doanh nghiệp?
Xem chi tiết

6 nỗi đau khiến CEO luôn cô đơn trong chính doanh nghiệp của mình
Chọn cho mình con đường trở thành doanh nhân, chắc chắn bạn sẽ đương đầu với nhiều thử thách và những nỗi đau bủa vây khiến bạn cảm thấy cô đơn trong chính doanh nghiệp của mình.
Xem chi tiết

Daniel Wellington làm cả Thế giới sửng sốt với mức doanh thu 220 triệu USD sau 4 năm thành lập
Startup 8x Filip Tysander đã xây dựng được một đế chế Daniel Wellington với doanh thu 220 triệu USD từ 15.000 USD vốn ban đầu, mà không cần nhà đầu tư, công nghệ xuất chúng, thiết kế nổi bật hay ngân sách marketing “khủng”
Xem chi tiết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

TRƯỞNG THÀNH LÀ MỘT HÀNH TRÌNH CẦN MỘT NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG TỐT