HỌC VIỆN CEO VIỆT NAM - CVG HỒ CHÍ MINH

64 Bà Huyện Thanh Quan, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM

Website: ceohcm.edu.vn

Hotline: 08 4242 4466

Email: cskh@ceohcm.edu.vn

cskh@ceohcm.edu.vn

Hiểu chức năng nhiệm vụ kênh GT để đạt hiệu quả trong Kinh Doanh

5/5 - (11 bình chọn)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều kênh cung cấp hàng hóa. Trong đó được sử dụng phổ biến có thể kể đến kênh GT.

Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được khái niệm kênh GT là gì? Chức năng nhiệm vụ kênh GT trong phân phối hàng hóa. Để hiểu hơn về khái niệm này, hãy cùng Học viện CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh tham khảo bài viết sau nhé!

Hiểu chức năng nhiệm vụ kênh GT để đạt hiệu quả trong Kinh Doanh

Khái niệm kênh GT trong kinh doanh

GT là viết tắt của cụm từ General Trade. Kênh GT trong kinh doanh được gọi là kênh phân phối hàng hóa truyền thống điển hình tại thị trường Việt Nam được nhiều nhà cung cấp hàng hóa sử dụng để đưa sản phẩm của mình tiếp cận đến những cửa hàng, siêu thị. Đây là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa và các sản phẩm, dịch vụ.

Dựa vào chức năng nhiệm vụ Kênh GT mà phân loại kênh GT bao gồm các kênh chính sau:

  • Đại lý tổng hợp
  • Cửa hàng tạp hóa
  • Chợ truyền thống (bán nhiều mặt hàng, đặc biệt tập trung vào thức ăn)
  • Cửa hàng thuốc

Các chức năng và nhiệm vụ của kênh GT

Hệ thống kênh phân phối GT hiệu quả là cần thiết để nối nguời sản xuất và người tiêu dùng. Xét một cách khái quát, chức năng nhiệm vụ kênh GT thể hiện trên các phương diện sau:

Chức năng của kênh GT

Chức năng cơ bản của kênh phân phối là giúp đưa sản phẩm đến khách hàng cuối cùng với đúng mức giá họ có thể mua, đúng chủng loại họ cần, đúng thời gian và địa điểm mà họ yêu cầu.

Kênh GT giải quyết ba mâu thuẫn cơ bản gia sản xuất và tiêu dùng, đó là:

  • Mâu thuẫn giữa nhu cầu đa dạng nhiều loại sản phẩm nhưng với số lượng ít của các khách hàng với các nhà sản xuất thường sản xuất một loại sản phẩm cụ thể nhưng với khối lượng lớn.
  • Mâu thuẫn giữa việc sản xuất sản phẩm thường ở một địa điểm nhưng tiêu dùng chúng lại rộng khắp hoặc ngược lại.
  • Mâu thuẫn giữa thời gian sản xuất và thời gian tiêu dùng sản phẩm không trùng khớp với nhau.

Nhiệm vụ của kênh GT

Hệ thống kênh phân phối GT điều chỉnh số lượng và chủng loại hàng hóa được thực hiện ở mỗi cấp độ của kênh. Phân phối tác động vào sự thay đổi cả về mặt không gian và thời gian của sản phẩm.

Nhiệm vụ tích lũy: tức là thu nhận sản phẩm từ nhiều nhà sản xuất. Tích lũy đặc biệt quan trọng ở các nước kém phát triển và trong nhièu thị trường khác như nông sản – nơi có nhiều nhà cung cấp nhỏ. Tích lũy cũng đóng vai trò quan trọng đối với dịch vụ chuyên nghiệp do chúng liên quan đến sự kết hợp công việc của nhiều cá nhân, mỗi cá nhân là một nhà sản xuất chuyên môn hóa.

Nhiệm vụ chia nhỏ: tức là phân chia số lượng hàng hóa lớn thành số lượng nhỏ hơn, do vậy sản phẩm gần thị trường hơn. Trong nhiều trường hợp điều này xảy ra ngay ở nhà sản xuất. Người bán buôn có thể bán khối lượng nhỏ hơn đến các nhà bán buôn khác hoặc trực tiếp đến người bán lẻ. Người bán lẻ tiếp tục chia nhỏ  khi họ bán cho người tiêu dùng.

Nhà quản trị marketing sẽ quyết định phân công ai sẽ thực hiện các chức năng nhiệm vụ kênh GT này với mức độ nào để có hiệu quả nhất.

4 bước xây dựng kênh GT hiệu quả trong kinh doanh

Ở quá khứ, xây dựng kênh GT là một quá trình đầy những rào cản và áp lực. Hiện nay, những áp lực và rào cản vẫn còn đó, nhưng đã được giản lược bởi cố gắng mô hình hóa chiến lược kênh phân phối từ những tập đoàn hàng đầu. Một mô hình kênh GT hiệu quả và có tính ứng dụng cao nhất là mô hình gồm 4 bước cơ bản như sau:

Hiểu chức năng nhiệm vụ kênh GT để đạt hiệu quả trong Kinh Doanh

Xác định mục tiêu

Việc đầu tiên trong quy trình xây dựng kênh GT là xác định mục tiêu. Xác định mục tiêu là nền tảng cơ sở để có thể quyết định lựa chọn kênh phân phối sao cho phù hợp nhất.

Việc xác định mục tiêu cần căn cứ vào số lượng sản phẩm doanh nghiệp có thể cung ứng bao gồm mục tiêu doanh số, thời gian hoàn thành, số lượng nhà phân phối hiện tại, cần thêm bao nhiêu nhà phân phối, tiềm lực của doanh nghiệp,… Có rất nhiều cách khác nhau giúp bạn xác định mục tiêu, chẳng hạn bạn có thể sử dụng công cụ SMART.

Xây dựng chính sách phân phối

Chính sách phân phối là yếu tố cốt lõi của chiến lược. Mặc dù chiết khấu cao sẽ khiến nhà phân phối hài lòng, nhưng để duy trì quan hệ hợp tác lâu dài và phát triển kênh GT bền vững doanh nghiệp cần dựa vào chính sách phân phối.   

Thông thường chính sách phân phối của doanh nghiệp sẽ bao gồm các yếu tố: chiết khấu trên hóa đơn, thưởng doanh số/KPI, thưởng đơn hàng đúng tiến độ, lương nhân viên bán hàng, chính sách công nợ, chính sách thưởng khi thanh toán đúng hạn, chính sách cho đại lý cấp dưới của nhà phân phối.

Khi xây dựng chính sách phân phối cho kênh GT bạn cần tính toán kỹ lưỡng để không xảy ra xung đột với các kênh phân phối khác của doanh nghiệp.

Xây dựng chiến thuật bán hàng trên kênh GT

Điều tiếp theo bạn cần làm là đưa ra chiến thuật bán hàng phù hợp. Đồng thời cũng cần tiến hành xây dựng chính sách hỗ trợ bán hàng và lựa chọn phương tiện quảng bá hỗ trợ công tác bán hàng cho doanh nghiệp.

Quản trị và phát triển kênh GT

Để quản trị và phát triển kênh phân phối thành công, đòi hỏi doanh nghiệp cần hiểu rõ về sản phẩm, hệ thống phân phối, công ty đối thủ và quan trọng hơn hết là cần nắm bắt kịp thời xu hướng thị trường. Đồng thời doanh nghiệp cần nắm rõ chức năng nhiệm vụ kênh GT để triển khai kênh phân phối thắng lợi. Khi đó mới có thể đảm bảo mối liên kết giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng luôn bền chặt.

Kênh phân phối không chỉ hướng đến mục tiêu doanh số và lợi nhuận mà nó còn là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp chiến thắng đối thủ cạnh tranh. Vì vậy doanh nghiệp cần có các chương trình hỗ trợ các thành viên trong kênh như đào tạo kỹ năng bán hàng, kỹ năng giới thiệu sản phẩm, trưng bày sản phẩm trong cửa hàng,…

Ngoài ra, để phát triển kênh phân phối hiệu quả hơn, doanh nghiệp cần tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng và ứng dụng công nghệ vào quản lý. Việc ứng dụng công nghệ vào quản lý sẽ giúp doanh nghiệp quản trị hiệu quả luồng hàng hóa, xử lý nhanh các vấn đề phát sinh và phát huy tối đa sức mạnh nguồn nhân sự của doanh nghiệp.

Trên đây là những thông tin khát quát về kênh GT trong kinh doanh, chức năng nhiệm vụ kênh GT, cũng như cách thức xây dựng kênh. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho các bạn.

Thấu hiểu nỗi đau của các lãnh đạo trẻ, Học viện CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh mang đến Chương trình Huấn luyện Chuyển giao Hệ thống Quản trị Doanh nghiệp hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề trên của các nhà quản trị.

Toàn bộ chương trình được thầy Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam Global người đang vận hành 15 công ty con tự động hóa hướng dẫn và đào tạo trực tiếp. Bên cạnh khóa học CEO Quản Trị 4.0, Học viện CEO Miền Nam còn rất nhiều chương trình huấn luyện khác như Giám Đốc Kinh Doanh 4.0Giám Đốc Tài ChínhChuyển Hóa Tâm Thức

Nút Đăng ký ngay

Nếu bạn đang quan tâm các khóa học chất lượng cao, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline 08 4242 4466 ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ tốt nhất nhé.

————————————————

Học Viện CEO Miền Nam đã có mặt trên các kênh, bạn hãy đón xem trên các nền tảng: (in đậm dòng này)

————————————————

HỌC VIỆN CEO MIỀN NAM – CVG Hồ Chí Minh

Đồng hành cùng Doanh nghiệp

  • Tòa nhà Worklabs – Số 64 Bà Huyện Thanh Quan, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
  • Hotline: 08 4242 4466
  • Website: www.ceohcm.edu.vn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

TRƯỞNG THÀNH LÀ MỘT HÀNH TRÌNH CẦN MỘT NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG TỐT