Triển khai kế hoạch Truyền thông trong một chiến lược marketing là một điều vô cùng cần thiết của bất kì doanh nghiệp, bất kì tập đoàn nào. Đây là cách doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, hình ảnh công ty, tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn.
Vậy kế hoạch Truyền thông là gì và cách thẩm định kế hoạch Truyền thông như thế nào để mang lại lợi ích tối ưu cho doanh nghiệp? Hãy cùng Học Viện CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh tìm hiểu chi tiết hơn về các bước lập kế hoạch cũng như cách thẩm định kế hoạch truyền thông hiệu quả hơn nhé.
Kế hoạch Truyền thông là gì?
Kế hoạch truyền thông là một bản tóm tắt thông tin bao gồm mục tiêu, đối tượng, phương thức truyền thông và kế hoạch cụ thể cho từng hạng mục, từng giai đoạn khác nhau. Mục tiêu lớn nhất của công việc này là định hướng thực hiện các mục tiêu mà chiến dịch đã đề ra với giới truyền thông.
Một kế hoạch Truyền thông hiệu quả dự đoán những thông tin nào sẽ cần được truyền đạt tới các phân khúc đối tượng cụ thể. Kế hoạch cũng nên nêu rõ ai có thẩm quyền truyền đạt thông tin bí mật hoặc thông tin nhạy cảm và cách thức phổ biến thông tin đó (email, trang web, báo cáo in, bài thuyết trình). Cuối cùng, kế hoạch Truyền thông nên xác định những gì các bên liên quan truyền thông sẽ sử dụng để thu hút phản hồi và cách thông tin liên lạc sẽ được ghi lại và lưu trữ.
Và hơn nữa, nếu doanh nghiệp muốn gắn bó các thành viên với nhau thì Kế hoạch Truyền thông nội bộ chính là giải pháp lí tưởng cho doanh nghiệp. Kế hoạch Truyền thông nội bộ là tập hợp, liệt kê các hoạt động cung cấp, truyền đạt thông tin giữa các thành viên, các bộ phận, các cấp trong cùng một tổ chức, doanh nghiệp được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn. hạn cụ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp.
Vai trò quan trọng của lập kế hoạch Truyền thông
Việc lập kế hoạch Truyền thông giúp chỉ ra mục tiêu và cách thức đạt được mục tiêu của từng chiến dịch truyền thông. Khi tất cả nhân viên trong nhóm chiến dịch biết đi đâu và làm gì để đạt được những mục tiêu đó, họ sẽ có thái độ làm việc có tổ chức và phối hợp. Do đó, nếu không có kế hoạch, quỹ đạo đến mục tiêu của chiến dịch sẽ là một đường ngoằn ngoèo kém hiệu quả.
- Kế hoạch Truyền thông giúp người quản lý chiến dịch dự đoán được các khả năng có thể xảy ra trong từng giai đoạn, từng bộ phận,… để đưa ra các giải pháp ứng phó phù hợp.
- Kế hoạch Truyền thông giúp giảm thiểu các hoạt động trùng lắp, lãng phí nguồn lực khi triển khai chiến dịch. Khi mục tiêu và các bước thực hiện rõ ràng, nhà quản lý sẽ biết cần bao nhiêu nhân lực, vật lực và thời gian để thực hiện phần việc đó.
- Lập kế hoạch giúp doanh nghiệp đặt điểm chuẩn để kiểm tra hiệu quả của chiến dịch.
Cách thẩm định kế hoạch Truyền thông hoàn chỉnh
Bước 1: Xác định mục tiêu kinh doanh
Khi thành lập doanh nghiệp thì chắc hẳn bạn đã có kế hoạch kinh doanh lâu dài, đã có mục tiêu rõ ràng. Vậy thì việc lập kế hoạch truyền thông cũng bám theo những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Đây chính là một trong những bước quan trọng trong việc lập kế hoạch truyền thông cho cả một doanh nghiệp.
Bước 2: Xác định mục tiêu truyền thông
Câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp muốn gì, mà muốn đạt được gì sau kế hoạch truyền thông này? Đó lợi nhuận, là nâng cao thương hiệu của bạn trong lòng khách hàng. Hãy doanh nghiệp muốn nhiều hơn như thế?
Như vậy, cần xác định được mục tiêu của doanh nghiệp để có cách thẩm định kế hoạch truyền thông, từ đó lên những ý tưởng, content, chi phí…xoay quanh những vấn đề đã đề ra.
Bước 3: Mục tiêu nhắm đến là ai
Tiếp theo, doanh nghiệp cần vạch ra được nhóm đối tượng khách hàng hướng tới. Có thể truyền tải một thông điệp đến nhiều nhóm đối tượng khách nhau, nhưng làm như thế chưa chắc hiệu quả bằng việc chia nhỏ nhóm đối tượng của doanh nghiệp thành những đối tượng cụ thể. Và đối với những nhóm cụ thể đó, luôn có những thông điệp rõ ràng, dành riêng cho họ.
Chính điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và hiệu quả hơn trong việc đánh giá nhóm đối tượng nào hiệu quả với chiến dịch lập kế hoạch truyền thông.
Bước 4: Xây dựng thông điệp truyền thông
Thông điệp truyền thông cần bám sát vào insight có được của nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu. Thông điệp đưa ra phải đáp ứng được sự ngắn, gọn, súc tích, đủ sâu và thúc đẩy khách hàng hành động ngay sau những thông điệp đó.
Đây chính là khâu quan trọng trong kế hoạch truyền thông nhất. Vì nó tốn khá nhiều thời gian, công sức, chất xám và cả chi phí mới có được một thông điệp hoàn hảo và hiệu quả
Bước 5: Lên chiến lược truyền thông
Khi đã có được một thông điệp tốt, thì việc bây giờ là sẽ truyền tải nó như thế nào. Doanh nghiệp có thể đặt nó trong một câu chuyện hài, một câu chuyện đời thường hay là một câu chuyện cổ tích.
Và trong câu chuyện đó có thể tuyền tải thông điệp của mình vào cho cùng ngữ cảnh hợp lý thì để có thể thu hút được khách hàng nhớ tới sản phẩm hay thương hiệu của mình, giúp lập kế hoạch truyền thông hiệu quả hơn.
Bước 6: Chọn kênh và thiết kế vật phẩm truyền thông
Đối với sản phẩm của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải hiểu rằng, hiện tại khách hàng trải nghiệm và tập trung ở kênh nào nhiều nhất. Và đối với từng kênh, cần phải có những thiết kế vật phẩm, thiết kế thông điệp tương tứng với từng kênh đó.
Bước 7: Lên kế hoạch ngân sách duyệt chi
Những kênh truyền thông, những thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền thông, kênh nào phải trả tiền, kênh nào miễn phí và phải dự toán sẽ tốn bao nhiêu tiền cho kế hoạch truyền thông để đạt kết quả như đã đề ra ở bước mục tiêu truyền thông.
Cần lập kế hoạch thật kỹ để có thể đo lường quy trình lên cách thẩm định kế hoạch truyền thông, báo cáo và rút kinh nghiệm cho những đợt chiến dịch sau.
Bước 8: Tối ưu hóa và đo lường kết quả truyền thông
Một khi chiến dịch truyền thông đã chạy thì doanh nghiệp cần theo dõi, đo lường liên tục để xác định nó có hiệu quả hay không. Nếu không thì phải xem lại trong kế hoạch của mình cần xem xét những điểm nào, và cải thiện nó. Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu lại chiến dịch và mang lại hiệu quả hơn.
Bài viết vừa rồi là những chia sẻ chi tiết về Cách thẩm định kế hoạch Truyền thông cũng như tầm quan trọng mà bộ phận Truyền thông mang lại cho mỗi doanh nghiệp.
Nếu muốn hiểu rõ hơn và nắm được hết những tính chất cốt lõi, phát triển kế hoạch Truyền thông một cách hoàn chỉnh, Học viện CEO Việt Nam CVG Hồ Chí Minh mang đến Khóa học CEO Quản Trị 4.0 do thầy Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam Global, người đang vận hành 15 công ty con tự động hóa hướng dẫn và đào tạo trực tiếp.
Những chương trình này sẽ là nền tảng vững chắc giúp các nhà khởi nghiệp xây dựng, thành lập doanh nghiệp thành công.
Bên cạnh Bộ khóa học Khởi nghiệp, Học viện CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh còn rất nhiều chương trình huấn luyện khác như CEO Master – Bác sĩ doanh nghiệp, Chuyển hóa Tâm thức,…
Để tham khảo thêm thông tin về khóa học, hãy liên hệ ngay hotline 08 4242 4466 của Học viện CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ tốt nhất.
—————————————
Học viện CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh đã có mặt trên các kênh, bạn hãy đón xem trên các nền tảng:
- Facebook: https://fb.com/HocVienCEOMienNam
- Website: https://ceohcm.edu.vn/
- Tiktok: https://tiktok.com/@ceohochiminh
—————————————
HỌC VIỆN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Đồng hành cùng Doanh nghiệp
- Tòa nhà Worklabs – Số 64 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
- Hotline: 08 4242 4466
- Website: www.ceohcm.edu.vn