Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khó khăn hơn. Muốn tồn tại và phát triển trên thị trường kinh tế ngày này thì việc thẩm định kế hoạch kinh doanh là một bước không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Vậy, các bước để thực hiện việc thẩm định kế hoạch trong kinh doanh là gì, cùng Học Viện CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây nhé.
Kế hoạch kinh doanh là gì?
Kế hoạch kinh doanh là tài liệu quan trọng để định hướng và quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các thông tin về mục tiêu, chiến lược, sản phẩm/dịch vụ, thị trường tiềm năng, kế hoạch tiếp thị và quản lý tài chính. Giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và tập trung vào mục tiêu kinh doanh cụ thể, thu hút đầu tư, vay vốn hoặc tìm kiếm đối tác kinh doanh.
Thẩm định kế hoạch kinh doanh là gì?
Thẩm định kế hoạch kinh doanh là quá trình đánh giá toàn diện về khả năng kinh doanh của một doanh nghiệp. Bao gồm việc phân tích và đánh giá kế hoạch kinh doanh hiện tại, tính toán và đánh giá hiệu quả kinh doanh của các phương án kinh doanh khác nhau, đánh giá các rủi ro và cơ hội của từng phương án, từ đó lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất và đưa ra kế hoạch triển khai.
Quá trình thẩm định kế hoạch kinh doanh giúp cho các nhà quản lý đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của kế hoạch kinh doanh. Nó còn giúp cho các nhà quản lý hiểu rõ hơn về thị trường, khách hàng và các yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cách thẩm định kế hoạch kinh doanh
Bước 1: Phân tích và đánh giá tình hình thị trường
Để tiến hành thẩm định kế hoạch kinh doanh đầu tiên các nhà quản lý cần xác định mục tiêu kinh doanh và đánh giá tình hình thị trường để biết được cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt.
Bước 2: Phân tích SWOT
Sau khi đã đánh giá tình hình thị trường, nhà quản lý cần phân tích SWOT để xác định các yếu tố mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược phát triển phù hợp.
Bước 3: Xác định các mục tiêu và chỉ tiêu kinh doanh
Dựa trên các yếu tố đã được phân tích, nhà quản lý xác định các mục tiêu và chỉ tiêu kinh doanh cụ thể, bao gồm doanh số, thị phần, lợi nhuận doanh nghiệp,…
Bước 4: Đưa ra các chiến lược kinh doanh
Nhà quản lý cần đưa ra các chiến lược kinh doanh để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đã đề ra. Các chiến lược có thể bao gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược tiếp thị, chiến lược phân phối,…
Bước 5: Đưa ra các kế hoạch hoạt động
Sau khi đưa ra các chiến lược, nhà quản lý cần đưa ra các kế hoạch hoạt động cụ thể để thực hiện chiến lược. Các kế hoạch hoạt động bao gồm các kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiếp thị, kế hoạch tài chính, v.v.
Bước 6: Đánh giá và điều chỉnh
Cuối cùng, sau khi đã triển khai kế hoạch, nhà quản lý cần đánh giá hiệu quả và điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của dự án kinh doanh.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thẩm định kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp
Có khá nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến quá trình thẩm định kế hoạch kinh doanh. Nhưng phổ biến, nhiều doanh nghiệp mắc phải nhất là một số yếu tố sau:
- Thị trường: Tình hình thị trường và xu hướng tiêu ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận khách hàng và doanh số của doanh nghiệp. Do đó để thẩm định kế hoạch kinh doanh một cách chính xác nhất, các nhà quản lý cần phân tích và đánh giá sự phù hợp của sản phẩm/dịch vụ với thị trường tiềm năng.
- Đối thủ cạnh tranh: Doanh nghiệp cần phải đánh giá và xác định các đối thủ cạnh tranh của mình để đưa ra các chiến lược phù hợp. Nếu không phân tích đối thủ cạnh tranh một cách cẩn thận, các dự án kinh doanh có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và chiến lược tiếp thị của đối thủ.
- Tài chính: Trong quá trình thẩm định kế hoạch kinh doanh các nhà quản lý cần phải xác định chi phí, lợi nhuận và doanh thu để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của kế hoạch.
- Công nghệ: Đây chính là cơ hội cũng như là thách thức của các doanh nghiệp, do đó các nhà quản lý cần đánh giá cách mà công nghệ ảnh hưởng đến sản phẩm/dịch vụ của họ và đưa ra các kế hoạch phát triển và tiếp thị sản phẩm/dịch vụ phù hợp.
- Luật pháp: Các quy định luật pháp và chính sách có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhà quản lý cần đảm bảo rằng kế hoạch kinh doanh của họ tuân thủ các quy định luật pháp và chính sách hiện hành.
Bài viết trên đã hướng dẫn các bạn chi tiết về cách thực hiện thẩm định kế hoạch kinh doanh. Để hỗ trợ các chủ doanh nghiệp có thể quản trị doanh nghiệp một cách tốt hơn, Học viện CEO Việt Nam CVG – Hồ Chí Minh đem đến Khóa học CEO Quản Trị 4.0 do thầy Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam Global, người đang vận hành 15 công ty con tự động hóa hướng dẫn và đào tạo trực tiếp. Khóa học này sẽ là nền tảng vững chắc giúp chủ doanh nghiệp phát triển và vận hành công ty thành công hơn.
Bên cạnh bộ khóa học CEO Quản Trị 4.0, Học viện CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh còn rất nhiều chương trình huấn luyện khác như: Bộ khóa học Khởi nghiệp Start Up, CEO Master – Bác sĩ doanh nghiệp, Chuyển hóa Tâm thức,…
Để tham khảo thêm thông tin về khóa học, hãy liên hệ ngay hotline 08 4242 4466 của Học viện CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ nhanh nhất.
Học viện CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh đã có mặt trên:
- Facebook: https://fb.com/HocVienCEOMienNam
- Website: https://ceohcm.edu.vn/
- Tiktok: https://tiktok.com/@ceohochiminh
————————————————
HỌC VIỆN CEO VIỆT NAM – CVG Hồ Chí Minh
Đồng hành cùng Doanh nghiệp
- Tòa nhà Worklabs – Số 64 Bà Huyện Thanh Quan, P.Võ Thị Sáu, Q3, TP.HCM
- Hotline: 08 4242 4466
- Website: www.ceohcm.edu.vn