HỌC VIỆN CEO VIỆT NAM - CVG HỒ CHÍ MINH

64 Bà Huyện Thanh Quan, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM

Website: ceohcm.edu.vn

Hotline: 08 4242 4466

Email: cskh@ceohcm.edu.vn

cskh@ceohcm.edu.vn

6 phong cách lãnh đạo cảm xúc để vạn người nể phục (Phần 1) – CEO Hồ Chí Minh Holding

5/5 - (12 bình chọn)

Nếu bạn cũng là một người có khát vọng, mong muốn thăng tiến trở thành một nhà lãnh đạo thì việc xác định phong cách lãnh đạo ngay từ giờ là không thừa.

Đặc biệt, để lãnh đạo được tất cả nhân viên nể phục lại càng khó. Vậy có những phong cách lãnh đạo cảm xúc để vạn người nể phục nào? Cùng CEO Hồ Chí Minh Holding tìm hiểu nhé.

6 phong cách lãnh đạo cảm xúc để vạn người nể phục (Phần 1)
6 phong cách lãnh đạo cảm xúc để vạn người nể phục (Phần 1)

1. Phong cách Định hướng – The Authoritative (Visionary) Leader

“Hãy đi cùng tôi” là câu nói thể hiện bản chất của phong cách định hướng. Các nhà lãnh đạo cho thấy khả năng truyền cảm hứng và hướng mọi người đi theo một mục tiêu chung.

Lãnh đạo chỉ là người định hướng, chứ không ép buộc nhân viên phải làm như thế nào để đạt được mục tiêu như với phong cách chỉ huy.

Do đó, nhân viên phải tự tìm cách để hiện thực hóa kế hoạch và người lãnh đạo cần phải có sự đồng cảm thì công việc mới có thể diễn ra trôi chảy.

Phong cách định hướng phát huy hiệu quả tốt nhất khi tổ chức cần một hướng đi mới, công ty cần thay đổi chiến lược kinh doanh,…

Tuy nhiên, khi làm việc cùng một nhóm có nhiều kinh nghiệm hơn bạn, nó sẽ không hữu ích bằng phong cách dân chủ – The Democratic Leader.

Hơn nữa, nếu được sử dụng thường xuyên, phong cách này có thể khiến cho hình ảnh của nhà lãnh đạo trở nên hống hách.
Cơ sở của phong cách này là sự tự tin và đồng cảm.

Vì vậy, để phát triển phong cách này, bên cạnh việc nâng cao chuyên môn và khả năng “nhìn xa trông rộng”, người lãnh đạo cần phát huy được sự tự tin và đồng cảm với những người xung quanh.

Hãy hào hứng với những sự thay đổi và để nhân viên thấy được nhiệt huyết đó. Bạn cũng cần phải thuyết phục người khác về tầm nhìn của mình, nên cải thiện kỹ năng thuyết trình là một việc được khuyến khích.

Ví dụ áp dụng: Bạn đang là trưởng phòng kinh doanh. Để đạt mục tiêu tăng doanh số bán hàng, bạn đề ra kế hoạch mới để kích cầu sản phẩm.

Quy trình này khác hẳn với những gì vẫn quen thuộc với nhân viên trước đó. Khi thông báo cho cả nhóm, bạn không giấu nổi sự hào hứng và niềm tin tuyệt đối vào kế hoạch.

Cả nhóm ngay lập tức đón nhận sự phấn khích và chân thành của bạn và cảm thấy hứng khởi theo. Họ biết rằng việc áp dụng quy trình mới thành công hay không là tuỳ thuộc vào họ, do đó họ sẵn sàng bỏ thêm công sức để học hỏi các kỹ năng mới phục vụ cho công việc.

2. Phong cách Huấn luyện – The Coaching Leader

Bạn có thể dễ dàng nhận diện một nhà lãnh đạo theo phong cách huấn luyện với câu nói quen thuộc: “Hãy thử làm cái này đi”.

Đây là phong cách mà nhà lãnh đạo thường xuyên tập trung vào sự phát triển cá nhân của nhân viên, chỉ cho họ cách để phát triển khả năng của mình, giúp họ kết nối mục tiêu của mình với mục tiêu của tổ chức.

Goleman cho rằng “Việc huấn luyện sẽ hiệu quả nhất với những nhân viên muốn chứng minh tài năng của mình và định hướng phát triển một cách chuyên nghiệp hơn.”

Bạn nên sử dụng phong cách này khi có thành viên cần giúp đỡ rèn luyện kỹ năng dài hạn hoặc bạn cảm thấy họ thụt lùi so với tổ chức và có thể tốt hơn nhờ việc huấn luyện hoặc cố vấn.

Tuy nhiên, phong cách huấn luyện sẽ phản tác dụng nếu nó được coi là sự giám sát một – một với nhân viên, bởi nó làm giảm sự tự tin của họ.

Phong cách huấn luyện đòi hỏi ở mỗi nhà lãnh đạo việc thấu hiểu nhân viên của mình. Bởi chỉ khi hiểu, họ mới biết khi nào nhân viên cần được đưa ra lời khuyên hoặc sự hướng dẫn.

Bạn có thể được hỗ trợ đắc lực bởi các công cụ phán đoán và xác định tính cách của nhân viên như biểu đồ DISC hoặc bài trắc nghiệm MBTI mà các nhà quản trị nhân sự thường dùng.

Ví dụ áp dụng: X – nhân viên mới của phòng đang gặp khó khăn trong việc thích nghi với công việc. Trong tháng đầu, anh ấy tỏ thái độ không hài lòng và có ý so sánh với chỗ làm cũ.

Bạn gặp X và khuyến khích sử dụng thư viện của tổ chức, nơi anh ấy có thể ghé thăm vào giờ nghỉ trưa để học các kỹ năng mới.

Bạn cũng giao cho X những dự án giúp mở rộng nền tảng kiến ​​thức để truyền cảm hứng và thúc đẩy anh ấy. Thay vì bị choáng ngợp, X bày tỏ sự phấn khích về cơ hội. Rất nhanh sau đó, anh ấy làm việc trong các dự án của mình với sự tận tâm.

3. Phong cách Kết nối – The Affiliative Leader

Với phương châm “Con người là yếu tố quan trọng nhất”, phong cách kết nối tập trung xây dựng sự hài hòa và mối quan hệ cảm xúc giữa các thành viên.

Người lãnh đạo cần khuyến khích mọi người hoà nhập và cùng nhau giải quyết xung đột. Để làm được điều đó, bạn cần tôn trọng cảm xúc của người khác và đánh giá cao nhu cầu tình cảm của họ.

Vì coi sự hợp tác là yếu tố hàng đầu nên phong cách kết nối đặc biệt thích hợp để hàn gắn nhân viên sau những xung đột và bất đồng khiến cho lòng tin của họ bị mất đi.

Ngoài ra, nhà lãnh đạo nên sử dụng phong cách này để động viên đội nhóm của mình trong những hoàn cảnh khó khăn và sau những dự án đầy áp lực.

Nhà lãnh đạo muốn vận dụng tốt phong cách kết nối cần có sự chú ý đặc biệt tới cảm xúc của con người.

Nếu áp dụng đúng cách, phương pháp này sẽ tăng mạnh sự hòa hợp trong nhóm, thúc đẩy tinh thần nhân viên, cải thiện việc trao đổi thông tin và giải quyết tốt một số vướng mắc trong doanh nghiệp.

Tìm hiểu về cách giải quyết xung đột hay cách để lạc quan là cần thiết đối với bất kỳ ai muốn bắt đầu phong cách lãnh đạo này.

Ví dụ áp dụng: Bạn là người được chọn để đảm nhận chức trưởng phòng, thay thế cho người sếp cũ với phong cách lãnh đạo độc tài.

Mặc dù hào hứng với cơ hội này, nhưng bạn phải đối mặt với một phòng ban đã mất niềm tin vào lãnh đạo bởi những xích mích trước đây. Bạn quyết định tập trung hàn gắn nhân viên trước khi bắt tay làm việc.

Sau hai buổi họp được cùng nhau chia sẻ về cảm nhận dưới thời sếp cũ, nhân viên trong phòng trở nên cởi mở hơn. Khi nhu cầu tình cảm được đáp ứng, nhóm đã sẵn sàng cho các dự án và những mục tiêu mới.

Trên đây là 3 phong cách lãnh đạo cảm xúc để vạn người nể phục. Ngoài 3 phong cách trên, còn rất nhiều yếu tố cần thiết để giúp bạn thăng tiến cao hơn, trở thành một Nhà Quản Trị tài ba.

Nếu bạn đang khao khát thành công, mong muốn phát triển bản thân, đưa doanh nghiệp của mình tiến xa hơn và đang tìm kiếm đơn vị tư vấn hướng dẫn, đào tạo hay công ty huấn luyện doanh nghiệp thì hãy tham khảo ngay khóa học CEO Quản Trị 4.0 tại CEO Hồ Chí Minh Holding.

Học thử CEO Quản trị 4.0 CEO Hồ Chí Minh Holding

Học để trở thành CEO ở đâu?

Ngoài những yếu tố trên, để vận hành doanh nghiệp cần bạn phải trau dồi nhiều kiến thức, kỹ năng hơn để đạt được mục tiêu mà bạn mong muốn.

Hiểu được điều đó, nhằm giúp những bạn trẻ có khát vọng kinh doanh có hướng đi rõ ràng và nhanh hơn, CEO Hồ Chí Minh Holding mang đến khóa học CEO Quản Trị 4.0.

Tham gia khóa học, bạn được gì?

  • Xây dựng được toàn diện hệ thống các thông số để kiểm soát sức khỏe doanh nghiệp.
  • Xây dựng được tư duy sử dụng nhân sự như thế nào.
  • Có tư duy sử dụng hệ thống công cụ kiểm soát mục tiêu của doanh nghiệp để đưa ra các phương án thực hiện chiến lược phát triển doanh nghiệp trên cơ sở hệ thống thông số thay vì cảm xúc và phán đoán.

Và nhiều những kiến thức khác được biên soạn và đào tạo trực tiếp từ thầy CEO Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam Holding.

Khóa học phù hợp với những ai?

  • Giám đốc điều hành: Học để làm.
  • Chủ tịch HĐQT: Học để thẩm định và phối hợp.
  • Giám đốc sản xuất, Giám đốc kinh doanh, Giám đốc Nhân sự, Giám đốc Tài chính, Kế toán trưởng: Học để hiểu, thực hiện và phối hợp:

Bên cạnh khóa học CEO Quản Trị Ngô Minh TuấnCEO Hồ Chí Minh Holding còn rất nhiều chương trình huấn luyện khác như CEO Master – Bác Sĩ Doanh NghiệpGiám Đốc Kinh Doanh, Chuyển Hóa Tâm Thức,…

Để tham khảo thêm thông tin về khóa học, đừng ngại liên hệ ngay hotline 0902 509 005 của CEO Hồ Chí Minh Holding để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ tốt nhất nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

TRƯỞNG THÀNH LÀ MỘT HÀNH TRÌNH CẦN MỘT NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG TỐT