BỆNH VIỆN DOANH NGHIỆP CVG

136 - 138 Vành Đai Tây, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Website: ceohcm.edu.vn

Hotline: 08 4242 4466

Email: cskh@ceohcm.edu.vn

cskh@ceohcm.edu.vn
Tìm kiếm

10 bước xây dựng doanh nghiệp thành công và tối ưu chi phí

5/5 - (7 bình chọn)

Cách tốt nhất khi bắt đầu xây dựng doanh nghiệp chính là một bản kế hoạch chi tiết. Khi quyết định thành lập doanh nghiệp nghĩa là ta buột phải quan tâm tới nhiều vấn đề khi bắt đầu mọi thứ.

Xây dựng doanh nghiệp là gì và cần làm gì để xây dựng doanh nghiệp thành công? Hãy cùng Học Viện CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh tìm hiểu ngay nhé!

Cách Xây Dựng Doanh Nghiệp Thành Công Và Tối ưu Chi PhíTại sao phải chú trọng xây dựng doanh nghiệp?

Để trả lời câu hỏi này, trước tiên ta cần hiểu được xây dựng doanh nghiệp là gì?

Xây dựng doanh nghiệp chính là xây dựng một mô hình tổ chức, mà trong đó sự vận hành của từng bộ phận là trách nhiệm và nghĩa vụ là của tập thể chứ không chỉ là của riêng người đứng đầu. Khi bắt đầu xây dựng doanh nghiệp cần có một sơ đồ tổ chức, mục đích và hình thức doanh cân bằng nhau tiến tới việc hợp thể thống nhất và cuối cùng là mang lại thành quả.

Vai trò của của xây dựng doanh nghiệp

Quá trình xây dựng doanh nghiệp cần có sự phối hợp từ nhiều chuyên môn, nhân sự khác nhau. Cần hiểu chính xác khách hàng mà doanh nghiệp đang nhắm đến từ đó chuẩn bị các phương án thu hút, giữ chân khách hàng với kế hoạch kinh doanh tối ưu nhất.

Ngoài ra, do còn phải cạnh tranh liên tục cùng nhiều đối thủ, nên cần có một chiến lược xây dựng doanh nghiệp rõ ràng để không ngừng phát triển, bức phá mạnh mẽ hơn

Vì thế, việc lên kế hoạch xây dựng doanh nghiệp chi tiết một cách chuyên nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng.

10 bước để xây dựng doanh nghiệp thành công

Người làm kinh doanh đòi hỏi phải có kiến thức, tầm nhìn và sự quyết đoán. Đồng thời họ cũng cần có một kế hoạch xây dựng doanh nghiệp rõ ràng.

Cách Xây Dựng Doanh Nghiệp Thành Công Và Tối ưu Chi Phí 1. Bản lĩnh và hiểu năng lực bản thân

Đây là “vốn tri thức khởi tạo” tất yếu khi muốn xây dựng doanh nghiệp. Đây là một hành trình lâu dài nên chủ doanh nghiệp cần định hướng dựa trên tiềm lực cá nhân.

Qua các đánh giá về ưu – nhược điểm, nguồn lực tài chính và đâu là thời điểm lý tưởng để triển khai hoạt động, chủ doanh nghiệp sẽ xác định được những nhiệm vụ tiếp theo để dẫn dắt doanh nghiệp.

2. Nghiên cứu và hiểu thị trường kinh doanh

Cần xác định rõ khách hàng tiềm năng gồm những ai? Họ đang cần gì ở sản phẩm? Tìm hiểu sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đang phát triển thế nào trên thị trường. Nghiên cứu đối thủ, từ đó tìm ra cơ hội lẫn thách thức khi bắt đầu xây dựng doanh nghiệp

3. Hiểu những gì doanh nghiệp cung cấp

Trải nghiệm sản phẩm dịch vụ tương đồng với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp từ đó phân tích chất lượng sản phẩm, điểm mạnh – điểm yếu dựa trên vai trò là khách hàng. Sau đó đưa ra đánh giá so với sản phẩm của mình để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.

Việc hiểu rõ sản phẩm của mình sẽ giúp doanh nghiệp định hướng phát triển rõ ràng hơn.

4. Lập kế hoạch kinh doanh

Một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết giúp công ty phát triển một cách bền vững. Do đó, cần liệt kê chi tiết các công việc từ vĩ mô đến vi mô theo từng bộ phận, phòng ban trong bản kế hoạch này.

Doanh nghiệp cần chú trọng làm rõ các yếu tố như:

  • Bộ máy điều hành, quản lý công ty.
  • Cách thức hoạt động của công ty.
  • Kế hoạch bán hàng và truyền thông.
  • Dự toán tài chính theo từng quý.
  • Kế hoạch nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ.

Kế hoạch xây dựng doanh nghiệp càng chi tiết bao nhiêu thì càng thành công hơn trong các bước đi tiếp theo của doanh nghiệp.

5. Tìm kiếm đối tác, nhà đầu tư

Sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư xây dựng doanh nghiệp vừa cho phép doanh nghiệp nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh, vừa đảm bảo mức độ uy tín với khách hàng. Chính vì vậy, người lãnh đạo cần quan tâm thực hiện nhiệm vụ này ngay từ đầu của các bước xây dựng doanh nghiệp thành công.

6. Đảm bảo các yêu cầu về pháp lý

Việc hoàn tất cả thủ tục pháp lý là cách bạn bảo vệ ý tưởng và hoạt động của công ty trước những tác động tiêu cực từ bên ngoài.

Thông thưởng, doanh nghiệp cần hợp pháp các thủ tục sau:

  • Cơ cấu, loại hình doanh nghiệp.
  • Tên đăng ký kinh doanh của công ty.
  • Mã số thuế.
  • Giấy phép kinh doanh.
  • Bản quyền, bằng sáng chế.

7. Phát triển sản phẩm dịch vụ

Quá trình cạnh tranh khốc liệt và sự thay đổi liên tục của thị trường là những yếu tố khiến sản phẩm, dịch vụ có thể trở nên lỗi thời. Lúc này, phát triển sản phẩm, dịch vụ là hành động cấp thiết đối để xây dựng doanh nghiệp.

8. Tuyển dụng, đào tạo đội ngũ xây dựng doanh nghiệp

Đội ngũ nhân sự được xem như nhân tố cốt lõi ảnh hưởng lớn đến việc khởi tạo doanh nghiệp.

  • Chọn nhân sự có năng lực phù hợp với mục tiêu công ty
  • Thiết lập mục tiêu cụ thể (ngày/tuần/tháng) thúc đẩy nhân sự làm việc năng xuất
  • Khuyến khích nhân sự mạnh dạn đóng góp ý tưởng, nêu lên quan điểm cá nhân. Bởi nhân sự là những người hiểu rõ nhất những khóc khăn, lợi thế khi tiếp cận khách hàng.

9. Hình thành văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa là tài sản mà doanh nghiệp cần xây dựng theo thời gian. Hình thành văn hóa doanh nghiệp giúp tăng tỷ lệ gắn bó giữa nhân sự với nhân sự, giữa nhân sự với sếp.

Nó điều phối hành vi của mọi thành viên bằng chuẩn mực, thủ tục, quy trình, cách ứng xử. Từ đó hình thành văn hóa tại doanh nghiệp. Đặc biệt mỗi nhân viên đều có thể trở thành “kênh truyền thông” đưa doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng.

10. Lập chiến lược phát triển lâu dài

Lập chiến lược lâu dài thông minh là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu. Chiến lược là cơ sở để người lãnh đạo đưa ra những quyết định kịp thời, nắm bắt thời cơ nhanh chóng. Về lâu dài, doanh nghiệp không chỉ nâng cao vị thế cạnh tranh mà còn vươn tới vị trí dẫn đầu trên thị trường.

Xây dựng doanh nghiệp là công việc cần được thực hiện xuyên suốt, thống nhất và bền bỉ. Quá trình thực hiện cũng đặt ra nhiều thách thức cho người lãnh đạo.

Qua bài viết trên, Học viện CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh đã giới thiệu cho bạn về các bước xây dựng doanh nghiệp thành công. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, doanh nghiệp sẽ có thể phát triển một kế hoạch hoàn hảo để phát triển hơn trong tương lai.

Để tham khảo thêm thông tin về khóa học, đừng ngại liên hệ ngay hotline 08 4242 4466 của Học viện CEO Việt Nam CVG Hồ Chí Minh để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ tốt nhất.

————————————————-

Học viện CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh đã có mặt trên các kênh, bạn hãy đón xem trên các nền tảng:

————————————————-

HỌC VIỆN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH

Đồng hành cùng Doanh nghiệp

  • Tòa nhà Worklabs – Số 64 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
  • Hotline: 08 4242 4466
  • Website: www.ceohcm.edu.vn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

TRƯỞNG THÀNH LÀ MỘT HÀNH TRÌNH CẦN MỘT NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG TỐT