HỌC VIỆN CEO VIỆT NAM - CVG HỒ CHÍ MINH

64 Bà Huyện Thanh Quan, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM

Website: ceohcm.edu.vn

Hotline: 08 4242 4466

Email: cskh@ceohcm.edu.vn

cskh@ceohcm.edu.vn

10 bước cần chuẩn bị trước khi khởi nghiệp startup – CEO Hồ Chí Minh Holding

5/5 - (11 bình chọn)
Khởi nghiệp startup có lẽ đã không còn xa lạ với chúng ta. Đây dường như là một xu hướng được người trẻ đón nhận và theo đuổi. Tuy nhiên, để hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp và đưa cả doanh nghiệp đi đến thành công không phải là điều dễ dàng. Hàng trăm các ý tưởng khởi nghiệp mãi mãi nằm trên giấy, hàng nghìn doanh nghiệp được lập ra rồi tuyên bố phá sản trong thời gian ngắn.

Phải chăng các bạn trẻ hiện nay đã quá vội vàng lao vào vòng xoáy khởi nghiệp startup mà không có hành trang chuẩn bị trước? Vậy khởi nghiệp kinh doanh cần chuẩn bị những gì? Làm thế nào để có quy trình, các bước khởi nghiệp startup như thế nào là tối ưu và phù hợp nhất? Hãy cùng CEO Hồ Chí Minh Holding tìm hiểu trong bài viết này nhé.

10 bước cần chuẩn bị trước khi khởi nghiệp startup CEO Hồ Chí Minh Holding
10 bước cần chuẩn bị trước khi khởi nghiệp startup

Các bước cần chuẩn bị để bắt đầu khởi nghiệp startup

1. Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp

Ý tưởng khởi nghiệp là bước đầu tiên bạn cần có cho một kế hoạch khởi nghiệp startup. Tất cả chỉ được hình thành khi bạn có một ý tưởng khởi nghiệp rõ ràng. Ý tưởng khởi nghiệp không đâu khác chính là sản phẩm hay dịch vụ mà bạn muốn bán. Các ý tưởng khởi nghiệp sẽ được hình thành dần khi bạn biết cách tư duy, tìm tòi và sáng tạo.
Có 2 cách để bạn có thể tìm thấy ý tưởng khởi nghiệp startup. Thứ nhất, ý tưởng đến từ chính bên trong con người bạn, bạn biết được điểm mạnh của bản thân, bạn giỏi về điều gì nhất, hãy tận dụng điểm mạnh đó, nó sẽ giúp bạn kiếm tiền. Thứ hai, các ý tưởng khởi nghiệp có thể hiện hữu từ bên ngoài xã hội, bạn có óc quan sát tốt, bạn nhìn thấy những “nỗi đau” bên ngoài cần được giải quyết, từ đó bắt tay vào xây dựng ý tưởng dựa trên những vấn đề xã hội đang gặp phải.

2. Đánh giá ý tưởng

Sau khi chọn ra được một trong các ý tưởng khởi nghiệp ở bước 1, xây dựng sơ bộ khung sườn cho ý tưởng của mình xong thì việc tiếp theo bạn cần phải làm là đánh giá ý tưởng. Đừng tự đánh giá mà hãy mang ý tưởng ấy đi chia sẻ cho nhiều người, có thể là bạn bè thân thiết, hoặc những người đang kinh doanh, có kinh nghiệm trong lĩnh vực ấy. Hãy ghi nhận những đánh giá của người khác về ý tưởng của bạn, vì có thể họ chính là khách hàng của bạn sau này đấy. Lắng nghe khách hàng tương lai của mình nói gì và điều chỉnh ý tưởng sao cho phù hợp với thực tế.

3. Xác định mục tiêu kinh doanh

Sau khi đã xác định được ý tưởng khởi nghiệp startup, việc tiếp theo trước khi bạn bắt tay vào xây dựng kế hoạch kinh doanh, đó là bạn và cộng sự cần ngồi viết mục tiêu kinh doanh của bạn là gì? Mục tiêu ngắn hạn mà doanh nghiệp của bạn hướng tới trong 2 – 3 năm nữa hoặc mục tiêu dài hạn hơn, trong 10 năm sau.
Xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và những giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp sẽ theo đuổi. Xây dựng càng rõ ràng, cụ thể theo từng cột mốc sẽ giúp bạn không bị mất phương hướng sau khi triển khai ý tưởng.

4. Xây dựng kế hoạch kinh doanh

Không ai kinh doanh mà không có kế hoạch. Bản kế hoạch kinh doanh tốt giống như một tấm bản đồ giúp doanh nghiệp định hướng được hoạt động kinh doanh của mình sẽ như thế nào theo từng mốc thời gian. Phân tích lợi thế cạnh tranh, từ đó xây dựng kế hoạch kinh doanh theo từng lộ trình cụ thể.

5. Đo lường và đánh giá

Trong suốt quá trình thực hiện, hãy luôn nhớ đo lường mức độ hoàn thành công việc, đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu nhằm tối ưu cho bản kế hoạch hoàn chỉnh nhất.
Hãy luôn đo lường và đánh giá mức độ hoàn thành công việc và mức độ hoàn thành mục tiêu trong suốt quá trình thực hiện. Điều này nhằm tối ưu để có được bản kế hoạch hoàn chỉnh nhất.

6. Xây dựng đội ngũ nhân sự

Bắt đầu tìm kiếm những cộng sự đồng hành cùng thực hiện ý tưởng chính là bước tiếp theo. Ở giai đoạn đầu khởi nghiệp startup thường rất khó khăn, quy trình chưa hoàn chỉnh nên bạn cần phải tìm được những người cùng chí hướng, cùng mục tiêu chung để san sẻ công việc. Hãy tìm kiếm những nhân sự xuất sắc có thể hỗ trợ bạn về marketing, sản xuất, tài chính,… Từ đó tạo nên một tập thể cùng nhau xây dựng doanh nghiệp.

7. Huy động vốn/Kêu gọi vốn

Công ty startup phải luôn có vốn để mở rộng quy mô kinh doanh, đáp ứng nhu cầu phủ thị trường. Vốn ban đầu thường từ vốn của cá nhân bạn và từ những người cộng sự đồng hành, nhưng thường số vốn này không nhiều và bạn sẽ nhanh sử dụng hết trong giai đoạn đầu xây dựng doanh nghiệp. Hãy chắc chắn rằng bạn biết cách lên một kế hoạch huy động và kêu gọi vốn, đây là bước đi quan trọng giúp doanh nghiệp khởi nghiệp startup tồn tại trong giai đoạn khởi đầu.

8. Hoàn thiện hồ sơ pháp lý

Nhiều người khi mở doanh nghiệp thường chú trọng đến các bước trên mà bỏ quên mất việc hoàn thiện hồ sơ pháp lý cho doanh nghiệp của mình cực kỳ quan trọng. Hãy tìm hiểu kỹ các vấn đề về pháp lý liên quan đến loại hình doanh nghiệp của mình.

9. Thiết lập ngân sách hoạt động

Một ngân sách hoạt động cụ thể là điều không thể thiếu giúp công ty hoạt động và phát triển. Ngân sách dành cho chi phí marketing, chi phí bán hàng, chi phí sản xuất, tiền lương nhân sự, chính sách phúc lợi,… Hãy xây dựng một kế hoạch ngân sách rõ ràng, chi tiết, cụ thể theo từng giai đoạn để tiết kiệm tối đa chi phí nhưng vẫn mang đến hiệu quả cao nhất.

10. Dự trù rủi ro

“Thương trường là chiến trường”, thương trường không phải màu hồng, bạn không thể hy vọng công ty luôn tăng trưởng và phát triển đều hàng năm. Mỗi ngày thị trường đều biến động và bạn bắt buộc phải thích ứng với từng giai đoạn thị trường, dù là dễ dàng hay khó khăn. Vì vậy, hãy dự trù trước tất cả những tình huống không tốt để chuẩn bị sẵn sàng nhé.

Vậy học để mở doanh nghiệp khởi nghiệp startup ở đâu?

Ngoài những yếu tố trên, khởi nghiệp startup là cả bài toán cần bạn phải trau dồi nhiều kiến thức, kỹ năng hơn để đạt được mục tiêu mà bạn mong muốn. Hiểu được điều đó, nhằm giúp những bạn trẻ có hướng đi rõ ràng và nhanh hơn, CEO Hồ Chí Minh Holding mang đến khóa học “Lộ Trình Xây Dựng và Phát Triển Startup” giúp học viên có cái nhìn toàn cảnh hơn về khởi nghiệp startup.

Tham gia khóa học, bạn được gì?

  • Hướng dẫn xây dựng IDEA, CONCEPT để khởi nghiệp.
  • Hướng dẫn LẬP KẾ HOẠCH, xây dựng CƠ CẤU TỔ CHỨC PHÒNG BAN, ĐỊNH BIÊN NHÂN SỰ.
  • Hướng dẫn các bước TRIỂN KHAI & VẬN HÀNH bài bản.
  • Hướng dẫn cách thức KÊU GỌI VỐN ĐẦU TƯ.
Và nhiều những kiến thức khác được biên soạn và đào tạo trực tiếp từ thầy CEO Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam Holding.

Đối tượng tham gia:

  • Những người có khát vọng, mong muốn kinh doanh và làm chủ.
  • Người có ý tưởng nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu.
  • Người đang vận hành doanh nghiệp mới nhưng chưa hiệu quả.
  • Người có doanh nghiệp nhưng chưa xây dựng được lộ trình chuyên nghiệp.
  • Người muốn kêu gọi vốn đầu tư cho doanh nghiệp.
Bên cạnh khóa học “Lộ Trình Xây Dựng và Phát Triển Startup”, CEO Hồ Chí Minh Holding còn rất nhiều chương trình huấn luyện khác như CEO Beginner Giám Đốc Khởi Nghiệp, Giám Đốc Marketing, Xây Dựng Hồ Sơ Gọi Vốn,…
Để tham khảo thêm thông tin về khóa học, đừng ngại liên hệ ngay hotline 0902 509 005 của CEO Hồ Chí Minh Holding để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ tốt nhất.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

TRƯỞNG THÀNH LÀ MỘT HÀNH TRÌNH CẦN MỘT NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG TỐT